Thứ Bảy, 27 tháng 11, 2010

N'16 @ Grimma Project at HUST &VACE (from 28/11/2010 to 15/10/2011)(5)

http://images.yume.vn/photo/pictures/20090411/tmtien218/origin/12394097260384_yume_photo.jpg

N'16 @ Grimma Project at HUST &VACE (from 28/11/2010 to 15/10/2011)(4)

http://farm5.static.flickr.com/4150/5085240838_d3bc8857d9_z.jpg

Hội nghị Môi trường quốc gia lần thứ 3

Hội nghị Môi trường quốc gia lần thứ 3

Ngày 18/11/2010, tại Trung tâm Hội nghị quốc gia Mỹ Đình, Hà Nội, Tổng cục Môi trường, Bộ Tài nguyên và Môi trường đã tổ chức Phiên toàn thể Hội nghị Môi trường quốc gia lần thứ 3 với sự tham gia đông đảo của gần 1000 đại biểu đại diện các cơ quan quản lý môi trường, viện nghiên cứu, trường đại học, tổ chức quốc tế, doanh nghiệp, nhà khoa học.

Hội nghị là diễn đàn để các bộ, ngành, địa phương, các tổ chức xã hội trao đổi, tổng kết và đánh giá kết quả đạt được và những bài học kinh nghiệm sau 6 năm triển khai Nghị quyết số 41-NQ/TW ngày 15/11/2004 của Bộ Chính trị về bảo vệ môi trường trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước; 5 năm thực hiện Chiến lược bảo vệ môi trường quốc gia đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020; tiếp tục quán triệt Chỉ thị số 29-CT/TW của Ban Bí thư Trung ương về tiếp tục đẩy mạnh việc thực hiện Nghị quyết số 41-NQ/TW; đồng thời tạo bước chuyển biến căn bản về nhận thức và trách nhiệm của doanh nghiệp, cộng đồng đối với công tác bảo vệ môi trường trong giai đoạn mới, giai đoạn hoạch định và thực hiện Chiến lược 10 năm về phát triển kinh tế - xã hội 2011 - 2020.

Tham dự và chỉ đạo buổi lễ có đồng chí Trương Vĩnh Trọng, Ủy viên Bộ Chính Trị, Phó Thủ tướng Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam; đồng chí Phạm Khôi Nguyên, Ủy viên Trung ương Đảng, Bộ trưởng Bộ TN&MT; đồng chí Vũ Ngọc Hoàng, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Trưởng ban Tuyên giáo Trung ương; đồng chí Đặng Vũ Minh, Ủy viên Trung ương Đảng, Chủ nhiệm Ủy ban KHCNMT của Quốc hội; đồng chí Lê Bá Trình, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam; các đồng chí lãnh đạo các Bộ, ngành trung ương và địa phương; các bạn bè quốc tế; các đại biểu và hơn 100 phóng viên, nhà báo…

Phó thủ tướng Trương Vĩnh Trọng phát biểu chị đạo tại hội nghị.

Phát biểu chỉ đạo tại hội nghị, Phó Thủ tướng Trương Vĩnh Trọng biểu dương và đánh giá cao sự cố gắng và những thành công bước đầu của đội ngũ cán bộ làm công tác quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường các cấp đã nỗ lực phấn đấu, tinh thần chủ động khắc phục, vượt qua những khó khăn, thách thức trong công tác đấu tranh bảo vệ tài nguyên môi trường.

Phó Thủ tướng nhấn mạnh rằng ngay sau Hội nghị này, các Bộ, ngành, các địa phương cần nhanh chóng xây dựng và thực hiện hiệu quả các Chương trình và kế hoạch hành động cụ thể về bảo vệ môi trường, đưa các chỉ tiêu về môi trường thành các chỉ tiêu pháp lệnh, song song và tương đương với các chỉ tiêu về phát triển kinh tế, xã hội của quốc gia, ngành và địa phương; qua đó nhằm tạo sự chuyển biến tích cực và đem lại những kết quả rõ rệt trong công tác bảo vệ môi trường ở nước ta.

Bộ trưởng Phạm Khôi Nguyên đọc diễn văn khai mạc hội nghị.

Thứ trưởng kiêm Tổng cục trưởng Tổng cục Môi trường Bùi Cách Tuyến phát biểu tại hội nghị.

Tại Hội nghị, các đại biểu được nghe Báo cáo tổng kế công tác bảo vệ môi trường giai đoạn 5 năm 2005-2010 và định hướng giai đoạn 2011-2015 do Thứ trưởng kiêm Tổng cục trưởng Tổng cục Môi trường Bùi Cách Tuyến trình bày; các Kết quả thực hiện chỉ thị số 29-CT/TW của Ban Bí thư Trung ương Đảng do đồng chí Vũ Ngọc Hoàng trình bày; Báo cáo về chương trình toàn dân với công tác bảo vệ môi trường và các tham luận của các bộ, ngành liên quan đánh giá những thành tựu cũng như hạn chế, khó khăn trong quá trình thực hiện. Trên cơ sở đó, Hội nghị đã thảo luận, kiến nghị những giải pháp đồng bộ thực giai đoạn 2011 – 2015.

Kết luận tại hội nghị, Bộ trưởng Phạm Khôi Nguyên nhấn mạnh Hội nghị Môi trường toàn quốc lần thứ III thể hiện tiếng nói chung của tất cả các cơ quan, ban, ngành, đoàn thể và cộng đồng cùng cam kết và thống nhất hành động triển khai thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp về bảo vệ môi trường trong thời gian tới, phấn đấu đạt được các chỉ tiêu về môi trường bên cạnh việc bảo đảm các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội đã đề ra, ngăn chặn có hiệu quả tình trạng gia tăng ô nhiễm môi trường, suy thoái tài nguyên, góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân, đưa đất nước phát triển nhanh và bền vững.

Toàn văn các bài phát biểu, các báo cáo tham luận khoa học được đăng tải tại trang website Hội nghị Môi trường toàn quốc lần thứ 3.

TTTHVP-TCMT

Gửi phản hồi
In

Các tin liên quan

Các tin đã đưa

Phiên toàn thể Hội nghị Môi trường toàn quốc lần thứ 3

Báo cáo của Bộ Tài nguyên và Môi trường tại Phiên toàn thể Hội nghị Môi trường toàn quốc lần thứ 3

Thứ trưởng kiêm Tổng cục trưởng Bùi Cách Tuyến đọc báo cáo tại hội nghị

Năm 2010 đánh dấu nhiều sự kiện có ý nghĩa đặc biệt quan trọng. Toàn Đảng, toàn dân ta kết thúc thập kỷ đầu của thế kỷ XXI, ra sức thi đua lập thành tích chào mừng Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI của Đảng. Đối với công tác bảo vệ môi trường, đây cũng là thời điểm có nhiều ý nghĩa khi trải qua 6 năm thực hiện Nghị quyết số 41-NQ/TW, nghị quyết đầu tiên của Đảng về bảo vệ môi trường trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, kết thúc giai đoạn đầu triển khai Chiến lược bảo vệ môi trường quốc gia đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020.
Năm 2010 cũng là thời điểm để chúng ta cùng kiểm điểm, đánh giá lại những kết quả đạt được và những bài học kinh nghiệm trong công tác bảo vệ môi trường trong thời gian qua; trao đổi, quán triệt và cùng thống nhất hành động về công tác bảo vệ môi trường trong thập niên mới; đồng thời, tạo bước chuyển biến căn bản về nhận thức và trách nhiệm của các nhà quản lý, doanh nghiệp, cộng đồng xã hội đối với công tác bảo vệ môi trường trong giai đoạn mới, giai đoạn hoạch định và thực hiện Chiến lược 10 năm về phát triển kinh tế - xã hội 2011 đến 2020.

Báo cáo của Bộ Tài nguyên và Môi trường về công tác bảo vệ môi trường giai đoạn 2005 – 2010 và phương hướng nhiệm vụ giai đoạn 2011 – 2015 bao gồm 02 phần chính:

Phần thứ nhất: Công tác bảo vệ môi trường giai đoạn 2005 - 2010

Phần thứ hai: Phương hướng bảo vệ môi trường giai đoạn 2011 – 2015

Phần thứ nhất.

CÔNG TÁC BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG GIAI ĐOẠN 2005 - 2010

1. KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC

1.1. Xây dựng văn bản quy phạm pháp luật

Giai đoạn 2005 – 2010 được coi là giai đoạn thành công nhất trong quá trình xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật về bảo vệ môi trường, được đánh dấu đầu tiên bằng việc Quốc hội thông qua Luật Bảo vệ môi trường 2005 (thay thế luật năm 1993) với rất nhiều những quy định mới được bổ sung. Năm 2008, Quốc hội tiếp tục thông qua Luật Đa dạng sinh học đã tạo một bước ngoặt mới trong việc hình thành và phát triển hành lang pháp lý về bảo tồn đa dạng sinh học. Cho đến nay, với tổng cộng 66 văn bản dưới luật được xây dựng và ban hành, trong đó có 23 văn bản thuộc thẩm quyền ban hành của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, 43 văn bản cấp Bộ đã tạo được một hệ thống pháp luật về bảo vệ môi trường tương đối toàn diện và đồng bộ, góp phần thúc đẩy mạnh mẽ công tác bảo vệ môi trường trên phạm vi cả nước.

1.2. Xây dựng tổ chức bộ máy quản lý nhà nước

Sau 05 năm thực hiện Luật Bảo vệ môi trường năm 2005, hệ thống cơ quan quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường từ Trung ương đến địa phương đã từng bước được kiện toàn và đi vào hoạt động ổn định. Ở Trung ương, Thủ tướng Chính phủ đã quyết định thành lập Tổng cục Môi trường trực thuộc Bộ Tài nguyên và Môi trường, có chức năng giúp Bộ trưởng thống nhất thực hiện chức năng quản lý môi trường trên phạm vi cả nước. Tại các Bộ, ngành đều đã thành lập các đầu mối quản lý môi trường. Nhiều tập đoàn kinh tế, Tổng công ty, Ban quản lý khu công nghiệp, cơ sở sản xuất, kinh doanh lớn cũng đã thành lập phòng, ban, bộ phận hoặc bố trí cán bộ chuyên trách về môi trường. Cục Cảnh sát phòng chống tội phạm về môi trường, Bộ Công an và các phòng cảnh sát phòng chống tội phạm về môi trường của 63 tỉnh, thành phố trên cả nước đã được thành lập nhằm góp phần nâng cao năng lực giám sát và xử lý các hành vi vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường. Ở địa phương, đã thành lập các Chi cục Bảo vệ môi trường thuộc Sở Tài nguyên và Môi trường với số lượng biên chế từ 10 đến 15 người; đã có 672/674 quận, huyện thành lập Phòng Tài nguyên và Môi trường (trừ huyện đảo Bạch Long Vĩ và Trường Sa). Nhiều quận, huyện đã tăng cường cán bộ có chuyên môn môi trường cho phòng Tài nguyên và Môi trường. Đa số các xã, phường giao nhiệm vụ quản lý nhà nước về môi trường cho cán bộ địa chính kiêm nhiệm, một số ít nơi đã bố trí cán bộ chuyên trách; một số nơi giao nhiệm vụ này cho cán bộ văn phòng Ủy ban nhân dân xã, phường.

1.3. Kiểm soát ô nhiễm và quản lý chất thải

Công tác kiểm soát ô nhiễm không khí ngày được quan tâm và có những chuyển biến nhất định thông qua việc từng bước hoàn thiện khung chính sách trong quản lý chất lượng không khí và các hoạt động thanh tra, kiểm tra. Chất lượng không khí ở nước ta hiện nay nhìn chung chưa đến mức báo động, tuy nhiên tại một số đô thị lớn và khu công nghiệp thì nồng độ các chất gây ô nhiễm tương đối cao, ảnh hưởng lớn đến sức khoẻ cộng đồng. Chất lượng không khí ở nhiều khu vực, điểm tại các đô thị lớn (nhất là thông số bụi, tiếng ồn,...) bị ô nhiễm nặng.

Hoạt động kiểm soát ô nhiễm môi trường khu công nghiệp đã có những tiến bộ khích lệ: nhiều địa phương và khu công nghiệp đã có lộ trình kế hoạch hoặc đã và đang triển khai xây dựng các trạm xử lý nước thải; hoạt động của Ban quản lý các khu công nghiệp bài bản và rõ nét hơn. Bộ Tài nguyên và Môi trường đã ban hành Thông tư số 08/2009/TT-BTNMT ngày 15 tháng 7 năm 2009 quy định quản lý và bảo vệ môi trường khu kinh tế, khu công nghệ cao, khu công nghiệp và cụm công nghiệp làm cơ sở pháp lý quan trọng để tăng cường công tác bảo vệ môi trường khu công nghiệp.

Công tác quản lý nhập khẩu phế liệu từng bước được điều chỉnh và đã có những kết quả nhất định. Hiện nay, Bộ Tài nguyên và Môi trường đang xúc tiến soạn thảo dự thảo Thông tư quy định Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về môi trường đối với sắt, thép phế liệu; nhựa phế liệu; giấy phế liệu nhập khẩu và điều chỉnh Danh mục phế liệu được phép nhập khẩu (thay thế Quyết định số 12/2006/QĐ-BTMT), đồng thời tích cực phối hợp với Bộ Công thương xây dựng Dự thảo Thông tư liên tịch hướng dẫn chi tiết một số nội dung về bảo vệ môi trường trong hoạt động nhập khẩu phế liệu làm nguyên liệu sản xuất.

Hoạt động quan trắc môi trường ở cả Trung ương và địa phương tiếp tục được duy trì và phát triển, trong đó đã trọng tâm vào các vùng kinh tế trọng điểm, các khu công nghiệp, các đô thị, các lưu vực sông bị ô nhiễm nặng; qua đó cung cấp các thông tin cần thiết cho công tác giáo dục truyền thông, xây dựng các chương trình, dự án khắc phục ô nhiễm, đặc biệt là ô nhiễm nguồn nước các lưu vực sông Cầu, sông Đáy - sông Nhuệ, sông Sài Gòn - Đồng Nai. Đặc biệt, hệ thống quan trắc môi trường quốc gia đã từng bước được quy hoạch gắn liền với quy hoạch mạng lưới trạm quan trắc khí tượng thủy văn theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại Quyết định số 16/2007/QĐ-TTg ngày 29 tháng 01 năm 2007. Nhiều địa phương đã và đang đầu tư xây dựng các trạm quan trắc môi trường nhằm theo dõi diễn biến và đánh giá kịp thời chất lượng môi trường trên địa bàn, bước đầu phục vụ có hiệu quả cho công tác hoạch định chính sách về bảo vệ môi trường. Công tác xây dựng báo cáo hiện trạng môi trường quốc gia được Bộ Tài nguyên và Môi trường và các Bộ, ngành, địa phương thực hiện hàng năm. Bên cạnh đó, Bộ Tài nguyên và Môi trường đang tiến hành xây dựng cơ sở dữ liệu quốc gia về tài nguyên và môi trường làm tốt vai trò điều phối, kết nối cơ sở dữ liệu của hệ thống thông tin môi trường.

Bảo vệ môi trường làng nghề đã có những kết quả và chuyển biến tích cực. Bộ Tài nguyên và Môi trường đã và đang tổ chức triển khai Đề án kiểm soát ô nhiễm môi trường làng nghề với các hoạt động chính: đưa ra các mô hình xử lý khí thải, nước thải phù hợp với quy mô làng nghề để phổ biến, nhân rộng; hệ thống hóa các văn bản quy phạm pháp luật, tài liệu liên quan đến công tác bảo vệ môi trường làng nghề của các bộ, ngành, địa phương; xây dựng Thông tư quy định bảo vệ môi trường làng nghề nhằm tạo cơ sở pháp lý để thực hiện hoạt động quản lý môi trường làng nghề. Bộ cũng đang xúc tiến xây dựng Đề án tổng thể xử lý ô nhiễm môi trường làng nghề dự kiến trình Thủ tướng Chính phủ giữa năm 2012, theo đó sẽ từng bước (theo lộ trình) khắc phục ô nhiễm và cải thiện môi trường làng nghề; nhằm phát triển các làng nghề truyền thống theo phương châm nâng cao hiệu quả, chất lượng và bảo vệ môi trường.

Công tác bảo vệ môi trường các lưu vực sông đã được quan tâm đẩy mạnh. Bộ đã tham mưu trình Chính phủ ban hành Nghị định về quản lý tổng hợp lưu vực sông; phối hợp với các địa phương trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt 03 đề án bảo vệ môi trường lưu vực sông: sông Cầu, sông Nhuệ - sông Đáy, hệ thống sông Đồng Nai và hiện đang tích cực triển khai thực hiện. Nhiều quy định về bảo vệ môi trường lưu vực sông đã được bổ sung vào Luật Bảo vệ môi trường, Luật Tài nguyên nước, Luật Đất đai; hệ thống Tiêu chuẩn Việt Nam, Quy chuẩn kỹ thuật về chất lượng nước mặt đã được hoàn thiện một bước. Bên cạnh việc đẩy mạnh công tác thanh tra, kiểm tra về bảo vệ môi trường đối với các cơ sở sản xuất, kinh doanh có nước thải xả ra lưu vực, xử lý nghiêm các hành vi vi phạm, Bộ Tài nguyên và Môi trường đang tổ chức điều tra, đánh giá các nguồn gây ô nhiễm của lưu vực, xây dựng quy hoạch bảo vệ môi trường lưu vực tới năm 2015 và định hướng đến năm 2020, dự kiến sẽ trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, phê duyệt trong thời gian tới. Quy hoạch bảo vệ môi trường sẽ là cơ sở quan trọng để các địa phương thực hiện các hoạt động phát triển kinh tế - xã hội phù hợp với các yêu cầu về bảo vệ môi trường, giảm thiểu tối đa những tác động xấu tới chất lượng môi trường lưu vực.

Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt Chiến lược quốc gia về quản lý tổng hợp chất thải rắn đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2050, làm cơ sở để các Bộ, ngành và địa phương tăng cường công tác quản lý chất thải rắn, có lộ trình từng bước xây dựng công trình xử lý chất thải rắn đáp ứng nhu cầu của thực tiễn. Công tác quản lý chất thải nguy hại đã từng bước chuyển biến thông qua việc tổ chức triển khai tích cực các quy định của Luật Bảo vệ môi trường và Thông tư số 12/2006/TT-BTNMT của Bộ Tài nguyên và Môi trường hướng dẫn điều kiện hành nghề và thủ tục lập hồ sơ, đăng ký, cấp phép hành nghề, mã số quản lý chất thải nguy hại.

Công tác đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường đã đi vào nề nếp. Theo thống kê sơ bộ, từ năm 2005 đến nay đã có khoảng 60 dự án chiến lược, quy hoạch đã thực hiện đánh giá môi trường chiến lược; khoảng 7.000 dự án đầu tư đã thực hiện báo cáo đánh giá tác động môi trường, trong đó Bộ Tài nguyên và Môi trường thẩm định, phê duyệt đối với 500 báo cáo, các bộ, ngành và địa phương thẩm định, phê duyệt đối với 6.500 báo cáo, chưa kể rất nhiều dự án, hoạt động đầu tư đã thực hiện đăng ký cam kết bảo vệ môi trường. Hầu hết các quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội của các tỉnh hoặc chiến lược, quy hoạch phát triển của một số ngành thông qua công tác đánh giá môi trường chiến lược đã được lồng ghép các nội dung, biện pháp bảo vệ môi trường, trong đó có nhiều quy hoạch phát triển đã phải điều chỉnh nhằm mục tiêu phát triển bền vững. Hầu hết các dự án đầu tư thông qua công tác đánh giá tác động môi trường đã được yêu cầu chỉnh sửa, bổ sung các biện pháp giảm thiểu tác động có hại đến môi trường, thậm chí không ít các dự án đầu tư đã bị từ chối vì lý do không đáp ứng được các yêu cầu về bảo vệ môi trường. Công tác kiểm tra, xác nhận việc thực hiện các yêu cầu về bảo vệ môi trường của các dự án sau khi được phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường cũng đã được đẩy mạnh một bước và thông qua công tác này các công trình xử lý môi trường của nhiều dự án đã được điều chỉnh để đảm bảo các yêu cầu đầu ra trước khi đưa dự án vào hoạt động chính thức.

1.4. Phục hồi và cải thiện chất lượng môi trường

Hoạt động cải tạo, phục hồi môi trường trong khai thác khoáng sản; cải tạo, phục hồi môi trường nước lưu vực sông, khắc phục ô nhiễm môi trường do quá trình phát triển đô thị, làng nghề và khu công nghiệp; cải tạo, phục hồi môi trường do hóa chất bảo vệ thực vật, PCB và dioxin gây ra đã được đẩy mạnh. Môi trường trong hoạt động khai thác khoáng sản tại một số địa bàn trọng điểm như: khai thác than tại Quảng Ninh, khai thác đá ở Bình Dương, Đồng Nai,... đã được giảm thiểu một cách đáng kể. Nhiều mỏ sau khai thác được cải tạo, phục hồi môi trường thành các khu vui chơi giải trí, du lịch sinh thái hoặc phục hồi lại đất để trồng cây (Thái Nguyên, Nghệ An, Bình Dương,...).

Tính đến nay, trong tổng số 439 cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng phải hoàn thành việc xử lý ô nhiễm triệt để trong giai đoạn 1, đã có 325 cơ sở không còn gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng (chiếm 74%) và 114 cơ sở đang tích cực triển khai các biện pháp xử lý ô nhiễm triệt để (chiếm 26%). Bên cạnh việc tập trung xử lý đối với 439 cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng nói trên, nhiều địa phương đã tiến hành xử lý đối với các cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng khác, điển hình như: UBND thành phố Hồ Chí Minh đã phê duyệt kế hoạch di dời 1.402 cơ sở sản xuất kinh doanh, kết quả đã hoàn thành di dời đối với 1.261 cơ sở. UBND thành phố Hà Nội cũng đã phê duyệt kế hoạch di dời gần 400 cơ sở gây ô nhiễm môi trường ra khỏi khu vực nội thành. Thực hiện Thông tư số 07/2007/TT-BTNMT ngày 03 tháng 7 năm 2007 về phân loại và quyết định danh mục cơ sở gây ô nhiễm môi trường cần phải xử lý, đến nay đã có Bộ Quốc phòng và 42 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương phê duyệt kế hoạch xử lý các cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng trong giai đoạn 2 với tổng số cơ sở cần phải xử lý là 541 cơ sở (đến nay, trong số này đã có 132 cơ sở đã hoàn thành các biện pháp xử lý ô nhiễm).

Thủ tướng Chính phủ vừa phê duyệt Kế hoạch xử lý, phòng ngừa ô nhiễm môi trường do hóa chất bảo vệ thực vật tồn lưu gây ra trên phạm vi cả nước, trong đó đặt ra mục tiêu đến năm 2025 hoàn thành việc xử lý, cải tạo và phục hồi môi trường tại các khu vực bị ô nhiễm do hóa chất bảo vệ thực vật tồn lưu và các kho lưu giữ hóa chất bảo vệ thực vật tồn lưu trên địa bàn toàn quốc.

1.5. Bảo tồn đa dạng sinh học

Hoạt động bảo tồn đa dạng sinh học được triển khai mạnh mẽ, có hệ thống, đặc biệt từ khi Luật Đa dạng sinh học được thông qua năm 2008 và có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01 tháng 7 năm 2009. Các văn bản hướng dẫn thực hiện Luật cũng nhanh chóng được ban hành như Nghị định hướng dẫn thực hiện Luật, Nghị định quản lý an toàn sinh học đối với sinh vật biến đổi gen, sản phẩm hàng hóa có nguồn gốc từ sinh vật biến đổi gen. Ngoài ra, Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Kế hoạch hành động quốc gia về bảo tồn đa dạng sinh học đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020 thực hiện Công ước Đa dạng sinh học và Nghị định thư Cartagena về an toàn sinh học. Chương trình thực hiện Luật Đa dạng sinh học cũng đã được Bộ Tài nguyên và Môi trường phê duyệt và đang tích cực được triển khai.

Hoạt động hợp tác quốc tế trong lĩnh vực đa dạng sinh học cũng đã thu được nhiều kết quả đáng khích lệ. Nhiều dự án quốc tế về bảo tồn đa dạng sinh học do Quỹ Môi trường toàn cầu, Ngân hàng thế giới, Tổ chức Hợp tác phát triển Nhật Bản và các đối tác khác trên thế giới tài trợ đã được tổ chức triển khai. Các hoạt động hợp tác với các đối tác song phương như Hoa Kỳ, Trung Quốc, Hà Lan, Đức, Nhật Bản...và các đối tác đa phương như WWF, IUCN, UNDP, UNEP, WCS, FFI, Bionet, Birdlife được đẩy mạnh.

Giáo dục, đào tạo, tuyên truyền nâng cao nhận thức về bảo tồn đa dạng sinh học được tăng cường. Nhiều hội thảo, khóa tập huấn về bảo tồn đa dạng sinh học được tổ chức triển khai trên cả nước, các ấn phẩm, tài liệu và các nội dung truyền thông đa dạng sinh học được phổ biến rộng rãi tới cộng đồng địa phương.

Nhiều hướng nghiên cứu ứng dụng phục vụ công tác quản lý đa dạng sinh học đã được đẩy mạnh trong thời gian vừa qua như quan trắc đa dạng sinh học, quy hoạch đa dạng sinh học, chi trả dịch vụ môi trường liên quan đến đa dạng sinh học, bồi hoàn đa dạng sinh học, đánh giá mức độ tổn thương các hệ sinh thái, lượng giá thiệt hại, lượng giá kinh tế tài nguyên đa dạng sinh học ...

1.6. Truyền thông và nâng cao nhận thức

Hoạt động nâng cao nhận thức môi trường trong giai đoạn 2005 – 2010 không chỉ dừng lại ở các sinh hoạt mang tính văn hoá, xã hội và nhân văn, mà còn là yếu tố quan trọng thúc đẩy tiến trình xã hội hoá công tác bảo vệ môi trường. Hàng năm, Bộ Tài nguyên và Môi trường đều có văn bản hướng dẫn các ngành và các địa phương tổ chức các sự kiện, chiến dịch truyền thông môi trường; phối hợp với các ngành liên quan đẩy mạnh công tác giáo dục, đào tạo và nâng cao nhận thức môi trường cho cộng đồng. Đến nay, Bộ Tài nguyên và Môi trường đã ký 08 Nghị quyết liên tịch về việc phối hợp hành động bảo vệ môi trường với các tổ chức chính trị - xã hội, bao gồm Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam; Liên hiệp các hội khoa học và kỹ thuật Việt Nam; Hội Cựu chiến binh Việt Nam; Hội Nông dân Việt Nam; Hội liên hiệp Phụ nữ Việt Nam; Liên minh các hợp tác xã Viêt Nam, Trung ương Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh và Tổng liên đoàn Lao động Việt Nam; đã ký 03 Nghị quyết về phối hợp tuyên truyền bảo vệ môi trường với các cơ quan truyền thông đại chúng là Đài Truyền hình Việt Nam; Đài Tiếng nói Việt Nam và Thông tấn xã Việt Nam.

Các phương thức truyền thông môi trường được tiến hành một cách đa dạng. Đến nay, tính trung bình mỗi tháng đã có trên 300 tin, bài đăng tải về các nội dung về môi trường trên các phương tiện truyền thông đại chúng. Phong trào bảo vệ môi trường của các ngành, các tổ chức chính trị - xã hội đã được đẩy mạnh. Đã có khoảng 85% quy ước, hương ước cộng đồng có bao gồm nội dung, quy định về bảo vệ môi trường. Nhiều cuộc thi về môi trường đã được tổ chức thành công, có sức lan tỏa lớn trong cộng đồng như: cuộc thi về “Cải thiện và sử dụng nguồn nước” (2006 - 2009), “Dòng sông quê hương” (2009), Liên hoan phim môi trường lần thứ II (2007), sáng tác kịch bản phim môi trường (2008), “Môi trường và phát triển” (2007-2008).

Nhiều mô hình tốt, nhiều gương người tốt việc tốt trong lĩnh vực hoạt động bảo vệ môi trường đã xuất hiện, thật sự đúng nghĩa với cách tiếp cận xã hội hóa công tác bảo vệ môi trường. Để động viên, khuyến khích các tổ chức, cá nhân có nhiều thành tích trong hoạt động bảo vệ môi trường, trong 5 năm qua Bộ Tài nguyên và Môi trường đã trao tặng Giải thưởng Môi trường cho 69 tập thể và 27 cá nhân tiêu biểu, xuất sắc.

Trong Hội nghị lần này Bộ Tài nguyên và Môi trường đã tuyển chọn được 74 đơn vị, tổ chức, cá nhân điển hình, tiên tiến có thành tích xuất sắc trong công tác bảo vệ môi trường (giai đoạn 2005 -2010) để trao giải tại “Lễ tuyên dương các điển hình tiên tiến về bảo vệ môi trường năm 2010”.

Thông qua các hoạt động truyền thông, tuyên truyền đã giúp cho nhận thức và ý thức bảo vệ môi trường của người dân, cộng đồng doanh nghiệp, các cấp, các ngành và toàn xã hội đã được nâng cao.

1.7. Thanh tra, kiểm tra và xử lý vi phạm

Tổ chức thanh tra môi trường đã được tăng cường một bước. Bộ đã trình Chính phủ ban hành Nghị định số 35/2009/NĐ-CP ngày 07 tháng 4 năm 2009 về tổ chức và hoạt động của lực lượng thanh tra tài nguyên và môi trường; quy định nhiệm vụ và quyền hạn về kiểm tra, thanh tra, xử phạt vi phạm hành chính về bảo vệ môi trường cho Thanh tra Tổng cục Môi trường và quan hệ phối hợp với thanh tra môi trường tại địa phương. Nghị định số 117/2009/NĐ-CP ngày 31 tháng 12 năm 2009 của Chính phủ về xử lý vi phạm pháp luật trong lĩnh vực bảo vệ môi trường đã quy định thẩm quyền xử lý vi phạm cho lực lượng thanh tra môi trường, trong đó Chánh Thanh tra Tổng cục Môi trường được phép xử phạt đến mức 300 triệu đồng. Bộ cũng đã phối hợp với Bộ Công an ban hành Thông tư liên tịch số 02/2009/TTLT-BCA-BTNMT ngày 06 tháng 02 năm 2009 hướng dẫn quan hệ phối hợp công tác phòng, chống tội phạm và vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường; ký Nghị quyết liên tịch với các tổ chức chính trị - xã hội nhằm tăng cường phối hợp giám sát, phát hiện và xử lý các vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường.

Hoạt động kiểm tra, thanh tra và xử lý vi phạm đã được triển khai một cách thường xuyên, liên tục. Riêng trong năm 2009, Bộ đã chủ trì, phối hợp với một số Bộ, ngành và địa phương tổ chức 18 đoàn kiểm tra, thanh tra về bảo vệ môi trường đối với 793 cơ sở, khu công nghiệp và cụm công nghiệp, trong đó có 93 cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng theo Quyết định số 64/2003/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ; tập trung vào các cơ sở dọc các lưu vực sông và các ngành nghề có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng; đã xử lý nghiêm các đối tượng vi phạm, chuyển hồ sơ và đề nghị Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương xử phạt với tổng số tiền trên 10 tỷ đồng, truy thu phí BVMT đối với nước thải trên 01 tỷ đồng.

Năm 2010, Bộ đã và đang chủ trì tổ chức kiểm tra, thanh tra việc chấp hành các quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường đối với các dự án, cơ sở và khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ thuộc trách nhiệm kiểm tra, thanh tra của Bộ Tài nguyên và Môi trường; thanh tra việc chấp hành pháp luật về môi trường đối với các khu công nghiệp trên cả nước; kiểm tra việc chấp hành các quy định của pháp luật đối với các cơ sở được cấp phép hành nghề vận chuyển, xử lý chất thải nguy hại; kiểm tra, thanh tra công tác bảo vệ môi trường đối với các cơ sở, khu công nghiệp và cụm công nghiệp gây ô nhiễm môi trường trên các lưu vực sông Cầu, Nhuệ - Đáy, Sài Gòn - Đồng Nai và Thị Vải; kiểm tra, giám sát liên ngành theo Quyết định số 64/2003/QĐ-TTg và Quyết định số 58/2008/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ; kiểm tra việc thực hiện các quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường đối với các công trình thuỷ điện trên địa bàn các tỉnh miền Trung - Tây Nguyên.

Trên cơ sở kết quả thanh tra, kiểm tra 9 tháng đầu năm 2010, các Đoàn thanh tra đã tiến hành lập 113 biên bản vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường, trong đó đề nghị cơ quan có thẩm quyền xử phạt từ 9.666.700.000 đồng đến 15.269.000.000 đồng, đến nay các địa phương đã ban hành quyết định xử phạt và báo cáo về Bộ Tài nguyên và Môi trường số tiền xử phạt là 4.139.350.000 đồng đạt 33,2% mức đề nghị phạt bình quân.

Ngoài ra, Bộ Tài nguyên và Môi trường tiếp tục kiểm tra, giám sát việc khắc phục hậu quả của các vi phạm điển hình như: xử lý nix thải của Công ty TNHH nhà máy tàu biển Huyndai-Vinashin, việc chôn lấp chất bột màu đen xuống nhà xưởng xử lý chất thải nguy hại của Công ty TNHH Sao Mai Xanh, Công ty giấy Bãi Bằng, Công ty Supephotphat và hóa chất Lâm Thao và Công ty Miwon - tại tỉnh Phú Thọ; giám sát việc thực hiện báo cáo ĐTM của tổ hợp Bauxit nhôm Lâm Đồng và Nhân Cơ - Đăk Nông; hoàn thành việc chỉ đạo giải quyết bồi thường thiệt hại về kinh tế và môi trường bị ảnh hưởng do ô nhiễm do Công ty Vedan gây ra trên lưu vực sông Thị Vải cho người dân các tỉnh Đồng Nai, Bà Rịa - Vũng Tàu và thành phố Hồ Chí Minh và tổ chức hàng loạt các cuộc thanh tra đột xuất theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ (thanh tra Công ty PT. Vietmindo Energitama, Công ty cổ phần xây dựng và nội thất Thái Sơn, xử lý vi phạm pháp luật của Công ty cổ phần Công nghiệp Tung Kuang....).

1.8. Khoa học công nghệ

Các hoạt động nghiên cứu khoa học công nghệ giai đoạn từ năm 2006 - 2010 đã được triển khai mạnh, tập trung vào các nội dung: xây dựng cơ chế, chính sách và công cụ kinh tế, hệ thống quản lý trong bảo vệ môi trường, bảo tồn đa dạng sinh học; cung cấp luận cứ khoa học xây dựng các quy hoạch bảo vệ môi trường, bảo tồn đa dạng sinh học; phòng ngừa và kiểm soát ô nhiễm môi trường; nghiên cứu về các mô hình, công nghệ giảm thiểu, tái chế, tái sử dụng chất thải và xử lý ô nhiễm môi trường; nghiên cứu về cải thiện, phục hồi môi trường, hệ sinh thái với việc triển khai thành công Chương trình khoa học công nghệ trọng điểm cấp nhà nước: “Phòng tránh thiên tai, bảo vệ môi trường và sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên, mã số KC.08/06-10” và 13 đề tài khoa học công nghệ độc lập cấp nhà nước về bảo vệ môi trường.

Kết quả nghiên cứu khoa học công nghệ của các đề tài đã đóng góp và áp dụng hiệu quả trong công tác quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường và là cơ sở khoa học để xây dựng cơ chế, chính sách các văn bản quy phạm pháp luật; các quy chuẩn kỹ thuật quốc gia hoặc các giải pháp quản lý nhà nước về môi trường.

1.9. Hợp tác quốc tế

Hoạt động hợp tác quốc tế trong thời gian qua được phát triển đúng hướng theo quan điểm đổi mới của Đảng về chính sách đối ngoại, góp một phần đáng kể nguồn đầu tư từ nước ngoài và các tổ chức quốc tế cho công tác bảo vệ môi trường. Thông qua việc tham gia tích cực vào các diễn đàn quốc tế về môi trường, thực hiện nghiêm túc các cam kết quốc tế đã góp phần nâng cao vai trò và vị trí của Việt Nam trong khu vực và trên thế giới.

Giai đoạn 2006 - 2010, Việt Nam đã thu hút 20 dự án hợp tác quốc tế về môi trường, với tổng kinh phí lên tới 64.000.000 USD.

1.10. Xã hội hóa công tác bảo vệ môi trường

Xã hội hóa công tác bảo vệ môi trường được Đảng và Nhà nước hết sức quan tâm. Hành lang pháp lý thúc đẩy xã hội hóa công tác bảo vệ môi trường đã được hình thành và đang dần đi vào cuộc sống. Chính phủ đã ban hành Nghị định số 69/2008/NĐ-CP ngày 30 tháng 5 năm 2008 về chính sách khuyến khích xã hội hóa đối với các hoạt động trong lĩnh vực giáo dục, dạy nghề, y tế, văn hóa, thể thao, môi trường; Nghị định số 04/2009/NĐ-CP ngày 14 tháng 01 năm 2009 về ưu đãi, hỗ trợ hoạt động bảo vệ môi trường. Bộ Tài nguyên và Môi trường cũng đã trình Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 1446/2008/QĐ-TTg ngày 10 tháng 10 năm 2008 về Danh mục chi tiết các loại hình, tiêu chí quy mô, tiêu chuẩn của các cơ sở thực hiện xã hội hóa trong lĩnh vực giáo dục – đào tạo, dạy nghề, y tế, văn hóa, thể thao, môi trường.

Cho đến nay, đã có nhiều loại hình được các tổ chức và cá nhân tham gia đầu tư phát triển vào lĩnh vực môi trường từ nhiều nguồn vốn, bước đầu hình thành hệ thống dịch vụ môi trường ngoài công ích. Một số lĩnh vực phát triển mạnh như: thu gom, vận chuyển rác thải, cơ sở xử lý rác thải; thu gom, vận chuyển chất thải rắn nguy hại (kể cả chất thải y tế); xử lý nước thải sinh hoạt tập trung; xử lý nước thải sinh hoạt quy mô nhỏ phân tán…

Xã hội hóa công tác bảo vệ môi trường còn được mở rộng không chỉ ở các lĩnh vực dịch vụ công mà còn ở lĩnh vực quản lý nhà nước. Bộ Tài nguyên và Môi trường đã chủ động phối hợp với Uỷ ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các đoàn thể chính trị; các tổ chức chính trị, xã hội, nghề nghiệp… xây dựng các Nghị quyết liên tịch phối hợp triển khai sâu rộng các nội dung xã hội hóa tới các tầng lớp xã hội. Đồng thời phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính bố trí kinh phí cho các tổ chức này từ nguồn sự nghiệp môi trường để các thành viên trong hệ thống chính trị tham gia tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật, giám sát việc thực thi pháp luật về bảo vệ môi trường của các tổ chức và cá nhân.

1.11. Nguồn lực tài chính

Quán triệt quan điểm “Đầu tư bảo vệ môi trường là đầu tư phát triển”, trong những năm qua, đầu tư cho bảo vệ môi trường bước đầu đã có những chuyển biến tích cực.

Từ năm 2006, ngân sách cho bảo vệ môi trường đã được bố trí thành một nguồn riêng (chi sự nghiệp môi trường) với qui mô không thấp hơn 1% tổng chi ngân sách nhà nước. Với việc hình thành mục chi riêng ngân sách nhà nước về sự nghiệp môi trường đã tạo chuyển biến to lớn về đầu tư từ ngân sách nhà nước cho hoạt động bảo vệ môi trường. Mặc dù đây chỉ là nguồn chi ngân sách thường xuyên, nhưng thực tế đã cho thấy nguồn chi này đã hỗ trợ, thúc đẩy mạnh mẽ công tác bảo vệ môi trường (nhất là hoạt động quản lý môi trường) ở các bộ, ngành và địa phương. Ý thức và trách nhiệm bảo vệ môi trường ở các ngành và địa phương đã có những chuyển biến tích cực. Công tác bảo vệ môi trường, việc lồng ghép các yêu cầu bảo vệ môi trường trong các chiến lược, qui hoạch, dự án phát triển đã được quan tâm nhiều hơn. Nhiều điểm nóng, bức xúc về môi trường, nhiều cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng đã xử lý xong hoặc đang được xử lý (phần lớn các cơ sở y tế tuyến trung ương, tỉnh và các bãi rác, kho thuốc bảo vệ thực vật, thuốc trừ sâu gây ô nhiễm môi trường nhiều đã và đang được đầu tư từ nguồn vốn sự nghiệp môi trường để xử lý, khắc phục).

Kinh phí từ nguồn đầu tư xây dựng cơ bản và nguồn vốn ODA đã được bố trí để xây dựng các công trình xử lý môi trường (xây dựng các bãi chôn lấp chất thải rắn hợp vệ sinh, hệ thống xử lý chất thải bệnh viện, nước thải sinh hoạt tập trung, lò đốt chất thải bệnh viện...), hỗ trợ xử lý triệt để các cơ sở ô nhiễm môi trường nghiêm trọng theo Quyết định 64/2003/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ, đầu tư trang thiết bị quan trắc và phân tích môi trường, xây dựng quy hoạch môi trường.

Bên cạnh nguồn đầu tư từ ngân sách nhà nước, đã huy động được nguồn đầu tư từ các thành phần kinh tế cho hoạt động bảo vệ môi trường, với xu hướng gia tăng nguồn đầu tư từ thành phần kinh tế tư nhân.

2. HẠN CHẾ VÀ KHUYẾT ĐIỂM

2.1. Một số quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường đã bộc lộ sự bất cập, không phù hợp với thực tiễn; còn có sự chồng chéo, mâu thuẫn với các đạo luật chuyên ngành khác có liên quan, chưa đáp ứng tốt các yêu cầu hội nhập quốc tế

Việc áp dụng các công cụ kinh tế trong quản lý môi trường chưa được đặt ra một cách tích cực, kết quả đạt được rất hạn chế. Các cơ chế về ký quỹ, đặt cọc - hoàn trả, giấy phép phát thải và thị trường trao đổi quyền phát thải, một số loại hình tổ chức tín dụng về môi trường như: ngân hàng môi trường, tổ chức cho thuê tài chính về môi trường cũng hệ thống quy trình, quy phạm, tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật, định mức kinh tế - kỹ thuật trong lĩnh vực môi trường chậm được xây dựng và ban hành. Các quy định hiện hành về thu phí bảo vệ môi trường đối với nước thải, chất thải rắn mặc dù đã được Chính phủ ban hành song số kinh phí thu được mới chỉ bằng 1/10 so với tổng kinh phí mà Nhà nước phải chi cho các dịch vụ thu gom và xử lý chất thải.

Đã bộc lộ một số mâu thuẫn, chồng chéo trong các quy định của Luật Bảo vệ môi trường với một số đạo luật chuyên ngành như Luật Quy hoạch đô thị, Luật Đầu tư, Luật Xây dựng, Luật Tài nguyên nước v.v; chưa có sự phân công, phân cấp rõ ràng trong quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường giữa các Bộ và giữa Trung ương với địa phương. Nhiều nội dung của Luật BVMT 2005 (Biến đổi khí hậu, đầu tư, kinh tế chất thải, xã hội hóa, ô nhiễm xuyên biên giới,…) đòi hỏi phải nghiên cứu điều chỉnh cho phù hợp với các yêu cầu quản lý môi trường trong bối cảnh hiện nay và yêu cầu hội nhập quốc tế.

2.2. Hệ thống tổ chức chuyên môn về bảo vệ môi trường tuy đã được phát triển về số lượng, song còn yếu về chất lượng, chưa đáp ứng được yêu cầu của quá trình phân cấp quản lý

Luật Bảo vệ môi trường đã có sự phân cấp mạnh chức năng, nhiệm vụ quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường cho các bộ, ngành và địa phương. Song thực tiễn cho thấy tổ chức chuyên môn về bảo vệ môi trường, đặc biệt tại các địa phương còn yếu, chưa đáp ứng được yêu cầu của sự phân cấp quản lý nói chung và thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường, xác nhận bản cam kết bảo vệ môi trường các dự án đầu tư nói riêng; hoạt động kiểm tra, thanh tra tuy được triển khai khá mạnh mẽ trong thời gian gần đây nhưng việc phát hiện các hành vi vi phạm chưa nhiều, đặc biệt khi các vi phạm này đang ngày càng tinh vi, phức tạp. Trách nhiệm quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường bị phân tán tại nhiều Bộ, ngành, được thực hiện ở nhiều cấp đan xen lẫn nhau rất phức tạp, chức năng quản lý nhà nước về môi trường đồng thời được phân cấp theo ngành (chiều dọc) và theo vùng lãnh thổ (chiều ngang). Lực lượng cán bộ chuyên môn môi trường tại các doanh nghiệp tuy đã được bổ sung, phát triển nhưng nhìn chung còn rất ít và rất thiếu; nên công tác giám sát nội bộ và thực thi pháp luật BVMT ở các doanh nghiệp còn chưa hiệu quả.

2.3. Đầu tư cho bảo vệ môi trường mặc dù bước đầu đã có chuyển biến tích cực song còn ở mức thấp, chưa theo kịp yêu cầu của thực tiễn

Chi cho sự nghiệp môi trường ở Việt Nam mới đạt 1% tổng chi ngân sách từ năm 2006, trong khi đó, ở Trung Quốc và các nước ASEAN đầu tư cho môi trường trung bình hàng năm chiếm khoảng 1% GDP, ở các nước phát triển thường chiếm từ 3- 4% GDP.

Nhà nước đã dành nguồn chi thường xuyên riêng cho hoạt động bảo vệ môi trường (chi sự nghiệp môi trường), nhưng do tính chất là nguồn chi thường xuyên nên kinh phí từ nguồn này không thể bố trí để đầu tư giải quyết triệt để các vấn đề môi trường bức xúc đang ngày càng gia tăng. Bên cạnh đó, kinh phí chi sự nghiệp môi trường ở các bộ, ngành và địa phương chưa được bố trí đủ, đúng với nội dung chi, tập trung vào các vấn đề môi trường trọng tâm, trọng điểm (hầu hết các địa phương đã bố trí tới 80-90% tổng chi sự nghiệp môi trường cho thu gom, vận chuyển chất thải sinh hoạt; dẫn tới không còn kinh phí để thực hiện các nội dung quản lý môi trường khác theo quy định của Luật). Ở Trung ương, việc sử dụng kinh phí ở một số bộ, ngành còn dàn trải chưa tập trung vào giải quyết các vấn đề môi trường bức xúc thuộc phạm vi Bộ, ngành chủ trì. Không ít địa phương (nhất là những địa phương có nguồn thu không đủ bù chi) chưa bố trí đủ 1% chi ngân sách cho bảo vệ môi trường; nhiều địa phương khác bố trí một số nội dung chi không đúng theo hướng dẫn của Luật Bảo vệ môi trường và Thông tư liên tịch số 114/2006/TTLT-BTC-BTNMT (nay là Thông tư liên tịch số 45/2010/TTLT-BTC-BTNMT).

Nguồn vốn đầu tư xây dựng cơ bản chưa chú trọng khâu đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng về bảo vệ môi trường, đầu tư xây dựng các công trình xử lý chất thải thuộc khu vực công ích chưa tương xứng với mức độ gia tăng chất thải dẫn đến mức độ ô nhiễm môi trường có xu hướng gia tăng; nguồn chi thường xuyên của ngân sách nhà nước cho hoạt động sự nghiệp môi trường còn ít, chưa đáp ứng yêu cầu thực tế, các doanh nghiệp chưa chú ý đầu tư thay đổi công nghệ, thiết bị, công trình xử lý chất thải nhằm giảm thiểu ô nhiễm môi trường.

2.4. Công tác bảo vệ môi trường, kiểm soát ô nhiễm đối với một số khu vực trọng điểm còn nhiều bất cập

Công tác bảo vệ môi trường khu công nghiệp về tổng thể chưa đáp ứng được các yêu cầu bảo vệ môi trường; hoạt động của nhiều khu công nghiệp còn gây ô nhiễm nghiêm trọng do chất thải, đe dọa tới sự phát triển bền vững loại hình kinh tế này. Thêm vào đó, hiệu quả và hiệu lực quản lý chưa cao do cơ chế quản lý còn chồng chéo, hệ thống văn bản pháp luật chưa hoàn thiện, mạng lưới quan trắc, thống kê nguồn thải chưa đáp ứng yêu cầu, cơ sở dữ liệu còn thiếu.

Bảo vệ môi trường làng nghề đã có những kết quả và chuyển biến tích cực nhưng mới mang tính chất cục bộ, thiếu tính bền vững và nhân rộng. Nhìn chung, ô nhiễm làng nghề đã và vẫn là nghiêm trọng, đe dọa sự phát triển bền vững các làng nghề Việt Nam.

Việc triển khai các Đề án bảo vệ môi trường lưu vực sông: Cầu, sông Nhuệ - Đáy, hệ thống Đồng Nai đã được Thủ tướng Chính phủ còn gặp nhiều lúng túng. Các Ủy ban bảo vệ môi trường lưu vực sông đã được hình thành và đi vào hoạt động nhưng chưa phát huy được vai trò chỉ đạo, điều phối hoạt động bảo vệ môi trường các lưu vực, dẫn đến việc chậm chuyển biến trên thực tế.

2.5. Hiệu quả thực thi một số công cụ quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường chưa cao

Công tác quan trắc môi trường chưa đáp ứng được yêu cầu về công tác quản lý môi trường; chưa thực sự là cơ sở thông tin, dữ liệu nền để thực thi kiểm soát ô nhiễm có hiệu quả cao. Việc triển khai thực hiện Quyết định số 16/2007/QĐ-TTg ngày 29/01/2007 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt “Quy hoạch tổng thể mạng lưới quan trắc tài nguyên và môi trường quốc gia đến năm 2020” còn chậm, gặp nhiều khó khăn và bản thân bản Quy hoạch này cũng đã bộc lộ những khiếm khuyết cần được rà soát, điều chỉnh cho phù hợp. Công tác xã hội hoá hoạt động quan trắc môi trường là cần thiết và có ý nghĩa quan trọng nhưng triển khai trên thực tế lúng túng, chưa có kết quả.

Các quy định về đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường, cam kết bảo vệ môi trường tuy đã được điều chỉnh nhưng vẫn còn bất cập, chưa kịp đáp ứng được những thay đổi nhanh diễn ra trên thực tế liên quan đến quá trình phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Trên thực tế vẫn còn nhiều dự án chiến lược, quy hoạch đã bỏ qua việc thực hiện đánh giá môi trường chiến lược. Công tác đánh giá tác động môi trường, cam kết bảo vệ môi trường đối với không ít dự án chưa mang lại hiệu quả mong muốn do các yêu cầu về bảo vệ môi trường đưa ra đã không được triển khai trên thực tế.

Hệ thống các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về môi trường đã được hình thành và có những đóng góp quan trọng trong quản lý và bảo vệ môi trường, về cơ bản đã đáp ứng được các yêu cầu về số lượng và mục đích sử dụng. Bộ Tài nguyên và Môi trường đã và đang khẩn trương tiến hành soát xét, chuyển đổi nhiều tiêu chuẩn môi trường thành các quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về môi trường. Bên cạnh việc chuyển đổi, ban hành mới các qui chuẩn môi trường, Bộ cũng đã xây dựng và ban hành một số quy chuẩn riêng cho các ngành đặc thù, đồng thời cũng lập kế hoạch để rà soát, xây dựng tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về môi trường giai đoạn 5 năm (2011-2015). Tuy nhiên, việc xây dựng các tiêu chuẩn, quy chuẩn chưa đảm bảo tính khoa học cao, một số tiêu chuẩn, quy chuẩn được ban hành nhưng tính khả thi không cao, dẫn đến những khó khăn trong công tác quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường.

Bên cạnh những đóng góp trong bảo vệ môi trường, công tác nghiên cứu khoa học, công nghệ về môi trường trong giai đoạn 2006 - 2010 còn gặp một số hạn chế, khó khăn như kinh phí và nguồn nhân lực cho hoạt động khoa học và công nghệ. Số lượng đề tài sản xuất, thử nghiệm, ứng dụng chưa nhiều. Chưa có sự gắn kết và thống nhất về chương trình, kế hoạch khoa học công nghệ về môi trường giữa các bộ, ngành. Công tác thẩm định, đánh giá công nghệ xử lý môi trường (sản xuất trong nước và nhập khẩu) chưa được tổ chức triển khai thực hiện,...

III. NGUYÊN NHÂN VÀ BÀI HỌC KINH NGHIỆM

3.1. Nguyên nhân

Đánh giá chung trong hơn 5 năm qua, trong bối cảnh trong nước và quốc tế có nhiều áp lực lớn đến môi trường, công tác bảo vệ môi trường nước ta đã đạt được những thành tựu quan trọng.

Nguyên nhân của những thành tựu là:

- Những chủ trương và quyết sách đúng đắn của Đảng và Nhà nước về vị trí, vai trò của công tác bảo vệ môi trường trong phát triển kinh tế - xã hội, sự chỉ đạo sát sao, kịp thời của Chính phủ; sự vào cuộc tích cực của các tổ chức chính trị - xã hội;

- Bối cảnh quốc tế đặt ra nhiều thách thức nhưng cũng đem lại nhiều cơ hội, thuận lợi. Chúng ta đã tranh thủ được nhiều hơn sự hỗ trợ, tài trợ của nước ngoài, các tổ chức quốc tế cho công tác bảo vệ môi trường.

Những tồn tại, yếu kém nói trên có nguyên nhân khách quan là do:

- Tốc độ tăng trưởng kinh tế nhanh, nhu cầu sử dụng tài nguyên lớn làm gia tăng nguy cơ tác động xấu đến môi trường trên diện rộng;

- Ảnh hưởng của khủng hoảng tài chính, suy thoái kinh tế toàn cầu dẫn đến đầu tư cho bảo vệ môi trường từ doanh nghiệp và xã hội giảm trong giai đoạn vừa qua, chỉ vừa mới có dấu hiệu được phục hồi trong một vài năm trở lại đây;

- Thiên tai và dịch bệnh ngày càng diễn ra với quy mô và cường độ lớn gây ra những hậu quả nghiêm trọng về môi trường.

- Tình hình phát triển kinh tế - xã hội của đất nước còn thấp (nhất là các khu vực nông thôn, miền núi) nên việc kêu gọi đầu tư bỏ qua các yêu cầu, qui định về bảo vệ môi trường (hoặc làm chỉ mang tính thủ tục, hình thức) vẫn còn khá phổ biến.

Song trực tiếp và quyết định vẫn là những nguyên nhân chủ quan sau:

- Một số cấp ủy, chính quyền chưa nhận thức đúng mức, đầy đủ tầm quan trọng của công tác bảo vệ môi trường và phát triển bền vững, thể hiện như việc chậm ban hành các văn bản hướng dẫn và chỉ đạo công tác bảo vệ môi trường, bỏ qua các quy định về đánh giá tác động môi trường, cam kết bảo vệ môi trường khi quyết định, phê duyệt các dự án đầu tư;

- Ý thức về bảo vệ môi trường vẫn chưa trở thành thói quen, nếp sống của đa số dân cư;

- Công tác xã hội hóa hoạt động bảo vệ môi trường và quản lý tài nguyên chưa thực sự hiệu quả; chưa huy động của sức mạnh toàn dân tham gia bảo vệ môi trường. Chưa có sự phân công cụ thể và đầu tư nguồn lực cho một tổ chức có chức năng quản lý nhà nước theo dõi toàn diện về xã hội hóa công tác bảo vệ môi trường.

- Ý thức thực thi trách nhiệm công vụ về bảo vệ môi trường của nhiều cán bộ các cấp ở trung ương cũng như địa phương trong điều hành, chỉ đạo và thực hiện công việc còn chưa tốt; dẫn tới tình trạng bỏ qua hoặc không tuân thủ đầy đủ các qui định pháp luật về BVMT trong triển khai các nhiệm vụ chính trị và chuyên môn ở các bộ, ngành và các địa phương.

3.2. Bài học kinh nghiệm

Từ thực tiễn, có thể rút ra một số bài học kinh nghiệm sau đây:

Một là, phải tiếp tục quán triệt quan điểm bảo vệ môi trường là sự nghiệp của toàn Đảng, toàn dân và toàn quân; huy động có hiệu quả sự tham gia và sức mạnh của toàn xã hội, tranh thủ tối đa sự giúp đỡ của các nước trên thế giới vào công tác bảo vệ môi trường của Việt Nam. Trong thời gian tới, cần chú trọng nâng cao hiệu lực và hiệu quả của công tác quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường, khắc phục ngay những chồng chéo trong phân công, phân cấp, bảo đảm phù hợp với năng lực của từng cấp, từng ngành. Tiếp tục đẩy mạnh xã hội hóa trên một số lĩnh vực của hoạt động quản lý nhà nước như truyền thông về bảo vệ môi trường cũng như trong việc cung cấp các dịch vụ công về môi trường. Cần có ngay chiến lược vận động tài trợ trong lĩnh vực bảo vệ môi trường.

Hai là, phải khắc phục ngay tư tưởng chạy theo các lợi ích trước mắt về kinh tế mà hy sinh những lợi ích lâu dài về môi trường. Nâng cao hiệu quả của hoạt động lồng ghép yêu cầu bảo vệ môi trường trong các chiến lược, quy hoạch, kế hoạch và dự án đầu tư phát triển. Các chỉ tiêu môi trường phải được sử dụng để đánh giá chất lượng, hiệu quả và tính bền vững trong sự tăng trưởng về kinh tế, xã hội của quốc gia, ngành, lĩnh vực và địa phương.

Ba là, trong bảo vệ môi trường phải lấy phương châm phòng ngừa là chính. Cần tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, phát hiện và xử lý kịp thời các vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường. Thúc đẩy sự hình thành ngành công nghiệp môi trường; khuyến khích áp dụng công nghệ sạch, thân thiện môi trường trong các doanh nghiệp.

Bốn là, chấn chỉnh kỷ cương ý thức chấp hành pháp luật BVMT trong xã hội, cộng đồng, các tổ chức và từng cá nhân; tăng cường ý thức và trách nhiệm thực thi công vụ về BVMT của đội ngũ cán bộ các cấp, các bộ, ngành, các địa phương và đoàn thể.

Phần thứ hai.

Phương hướng bảo vệ môi trường giai đoạn 2011 – 2015

1. BỐI CẢNH

Sự nóng lên của Trái đất và nước biển dâng đã được coi là một trong những thách thức nghiêm trọng nhất đối với loài người trong thế kỷ 21. Theo đánh giá của Ngân hàng Thế giới (2007), Việt Nam là một trong năm nước sẽ bị ảnh hưởng nghiêm trọng nhất của biến đổi khí hậu và nước biển dâng. Bên cạnh đó, thế giới cũng đang phải đối mặt với khủng hoảng lương thực và khủng hoảng năng lượng. Giá dầu, giá lương thực tăng và không ổn định đã ảnh hưởng tới sản xuất, đời sống và tăng trưởng kinh tế của các nước. Các nguồn tài nguyên đang đứng trước nguy cơ bị khai thác cạn kiệt, thiếu tính bền vững.

Thực hiện công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, phấn đấu đến năm 2020, nước ta cơ bản trở thành một nước công nghiệp theo hướng hiện đại, đòi hỏi phải đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, đầu tư các dự án phát triển sản xuất, các khu công nghiệp, làng nghề tiểu thủ công nghiệp. Điều này không tránh khỏi việc sử dụng tài nguyên, đất đai không hiệu quả; môi trường bị ô nhiễm. Mặt khác, Việt Nam đang tiến hành hội nhập sâu vào nền kinh tế thế giới nhằm tạo ra những cơ hội mở rộng thị trường, tăng trưởng kinh tế, phát triển đất nước. Tuy nhiên, chúng ta đã, đang và sẽ tiếp tục phải đối mặt với nhiều thách thức trong công tác bảo vệ môi trường. Đó là việc nhập khẩu công nghệ lạc hậu, có nguy cơ biến nước ta thành bãi thải cho hàng hoá kém chất lượng, hàng hoá không thân thiện với môi trường từ các nước khác nhập vào.

2. PHƯƠNG HƯỚNG NHIỆM VỤ

2.1. Xây dựng văn bản quy phạm pháp luật

Tiến hành nghiên cứu đánh giá một cách toàn diện tác động của Luật Bảo vệ môi trường năm 2005, đề xuất sửa đổi, bổ sung Luật Bảo vệ môi trường 2005 theo hướng mở rộng hơn về phạm vi điều chỉnh; thống nhất chức năng quản lý, tránh tình trạng chồng chéo, phân tán như hiện nay; bổ sung các quy định về bảo vệ môi trường các lưu vực sông, làng nghề, khu công nghiệp, khu kinh tế, khu công nghệ cao, cụm công nghiệp; môi trường nông thôn, miền núi, biển và hải đảo; hoàn thiện các quy định về đánh giá tác động môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường, cam kết bảo vệ môi trường, quan trắc môi trường; các quy định về quản lý chất thải, phế liệu, sản phẩm thải bỏ; hoàn thiện các công cụ kinh tế và xã hội hóa công tác bảo vệ môi trường; xem xét việc luật hóa các vấn đề liên quan đến biến đổi khí hậu; sắp xếp các nội dung theo hướng hệ thống, toàn diện và logic hơn trong Luật mới. Thể chế hóa chủ trương kinh tế hóa ngành tài nguyên và môi trường, nâng mức đóng góp của lĩnh vực môi trường vào ngân sách nhà nước.

2.2. Xây dựng tổ chức bộ máy quản lý nhà nước

Rà soát, đánh giá, xác định rõ trách nhiệm của các Bộ, ngành và địa phương trong việc thực hiện chức năng quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường theo hướng tăng cường trách nhiệm của Bộ Tài nguyên và Môi trường cũng như Sở Tài nguyên và Môi trường của các địa phương, đảm bảo tính thống nhất đối với công tác quản lý môi trường, khắc phục tình trạng thực hiện các tác nghiệp quản lý môi trường theo nhiều cấp, hạn chế việc phân tán chức năng quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường theo các ngành quản lý kinh tế - xã hội như hiện nay. Trình Thủ tướng Chính phủ xem xét điều chỉnh chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của Bộ Tài nguyên và Môi trường cũng như các Bộ, ngành có liên quan nhằm khắc phục tình trạng bỏ trống hoặc chồng chéo về chức năng, nhiệm vụ thuộc một số lĩnh vực quản lý như: quản lý chất thải rắn, bảo vệ môi trường trong hoạt động nông nghiệp và nông thôn, quản lý môi trường trong hoạt động xuất nhập khẩu hàng hoá và quản lý thị trường nội địa, bảo tồn đa dạng sinh học, an toàn sinh học, bào tồn loài và nguồn gen, thanh tra - kiểm tra chuyên ngành về môi trường, bảo vệ môi trường lưu vực sông, ứng phó và khắc phục sự cố môi trường,.... Tiến hành xây dựng Đề án Kiện toàn hệ thống tổ chức ngành bảo vệ môi trường gắn với nhiệm vụ đánh giá và đề xuất việc sửa Luật Bảo vệ môi trường năm 2005 để trình Chính phủ Khoá XIII, trong đó thiết kế lại hệ thống tổ chức quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường theo mô hình thống nhất từ Trung ương đến địa phương, đảm bảo tính độc lập tương đối của bộ máy kiểm tra, giám sát việc thực thi pháp luật về môi trường với các ngành kinh tế, xã hội khác; tăng cường hiệu lực, hiệu quả việc thực thi các chủ trương, chính sách và chỉ đạo của Chính phủ đối với công tác bảo vệ môi trường trên phạm vi toàn quốc.

2.3. Kiểm soát ô nhiễm và quản lý chất thải

Tăng cường áp dụng các công cụ kinh tế trong hoạt động kiểm soát ô nhiễm: hoàn thiện và ban hành phí bảo vệ môi trường đối với khí thải; nâng cao hiệu quả hoạt động thu phí bảo vệ môi trường đối với nước thải; nghiên cứu và áp dụng thí điểm một số nội dung liên quan đến ngưỡng chịu tải môi trường vùng/khu vực, lưu vực sông.

Đổi mới hình thức và nâng cao hiệu quả hoạt động của các Ủy ban bảo vệ môi trường lưu vực sông; xây dựng, trình phê duyệt và tổ chức triển khai các đề án: tổng thể xử lý ô nhiễm môi trường làng nghề; xử lý triệt để bao bì khó phân hủy; tăng cường năng lực quan trắc môi trường giai đoạn 2011-2015, định hướng đến 2020; từng bước xây dựng hệ thống xử lý nước thải tại 3 thành phố lớn là: Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh, Hải Phòng; xây dựng hệ thống các bản đồ phục vụ cho cảnh báo và kiểm soát ô nhiễm.

Tiếp tục rà soát và hoàn thiện hệ thống qui chuẩn, tiêu chuẩn môi trường quốc gia. Xây dựng, ban hành các qui chuẩn môi trường cho một số lĩnh vực sản xuất đặc thù, sản xuất làng nghề, cho vùng lãnh thổ, các lưu vực sông. Nâng cao chất lượng, hiệu quả năng lực cảnh báo, ứng cứu và khắc phục sự cố môi trường.

Đẩy mạnh công tác quy hoạch bảo vệ môi trường; tổ chức điều tra, đánh giá tác động môi trường tổng hợp các vùng kinh tế trọng điểm, đánh giá tác động môi trường xuyên biên giới. Tiếp tục nâng cao chất lượng công tác thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường và xác nhận bản cam kết bảo vệ môi trường, đặc biệt là ở địa phương và chỉ quyết định, phê duyệt dự án đầu tư khi dự án đã được phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường hoặc xác nhận bản cam kết bảo vệ môi trường. Tăng cường công tác kiểm tra việc thực hiện các yêu cầu về bảo vệ môi trường trước khi các dự án đi vào hoạt động chính thức.

2.4. Phục hồi và cải thiện chất lượng môi trường

Xây dựng và thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia về khắc phục suy thoái và cải thiện môi trường, trong đó tập trung nguồn lực để khắc phục các “điểm nóng” và các vấn đề bức xúc về ô nhiễm môi trường như: ô nhiễm môi trường nước tại các sông chảy qua đô thị, ô nhiễm môi trường do các bãi chôn lấp chất thải không hợp vệ sinh, ô nhiễm môi trường do hóa chất bảo vệ thực vật. Tăng cường điều tra, kiểm kê, đánh giá và xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu về các khu vực ô nhiễm và suy thoái môi trường. Thúc đẩy áp dụng khoa học, công nghệ vào khắc phục ô nhiễm và cải thiện môi trường các khu vực môi trường bị ô nhiễm và suy thoái. Tăng cường các biện pháp chủ động phòng ngừa, giảm thiểu các hoạt động gây ô nhiễm và suy thoái môi trường; nghiên cứu, xây dựng cơ sở lý luận và thực tiễn dự báo các ảnh hưởng và tác động của các khu vực ô nhiễm và suy thoái môi trường trong tương lai; thực hiện các biện pháp phòng, tránh các tác hại do ô nhiễm môi trường gây ra.

Tiếp tục đẩy mạnh thực hiện Kế hoạch xử lý triệt để các cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng; tổ chức thống kê, rà soát, xây dựng kế hoạch xử lý triệt để đối với các cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng còn lại đến năm 2020 với lộ trình và giải pháp cụ thể.

2.5. Bảo tồn đa dạng sinh học

Xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật về đa dạng sinh học và các Luật có liên quan tạo ra sự thống nhất, chi tiết, khả thi trong công tác quản lý đa dạng sinh học, chú trọng xây dựng các hướng dẫn kỹ thuật về đa dạng sinh học và đẩy mạnh công tác kiểm tra, giám sát thực hiện. Kiện toàn tổ chức ở Trung ương và địa phương về quản lý đa dạng sinh học, cả về chất lượng và số lượng, thực hiện phân cấp quản lý đa dạng sinh học, phân định rõ trách nhiệm quản lý đa dạng học ở cấp địa phương.

Tăng cường sự phối hợp giữa các đơn vị ở cấp trung ương và giữa trung ương với địa phương trong công tác quản lý đa dạng sinh học; chú trọng vấn đề ngân sách tài chính cho bảo tồn và phát triển bền vững đa dạng sinh học, đa dạng hóa nguồn kinh phí cho công tác bảo tồn.

Xây dựng và hoàn thiện các biện pháp bảo tồn đa dạng sinh học, cụ thể như bảo tồn nguyên vị, bảo tồn chuyển vị, bảo tồn đa dạng sinh học dựa vào cộng đồng, tăng cường hội nhập trong bảo tồn đa dạng sinh học. Đẩy mạnh nghiên cứu khoa học và tăng cường năng lực đào tạo cán bộ cả về số lượng và chất lượng kết hợp với tăng cường các hoạt động truyền thông đa dạng sinh học thông qua các phương tiện đại chúng.

2.6. Truyền thông và nâng cao nhận thức

Xây dựng Chương trình/ Kế hoạch truyền thông, nâng cao nhận thức môi trường quốc gia giai đoạn 2011-2015 và có tầm nhìn đến 2020; tiếp tục xã hội hóa mạnh mẽ hơn nữa công tác nâng cao nhận thức môi trường, huy động có hiệu quả nguồn lực trong và ngoài nước cho lĩnh vực này. Xây dựng lực lượng nòng cốt về truyền thông nâng cao nhận thức trong tất cả các cơ quan, ban ngành, đoàn thể, các tổ chức chính trị xã hội. Hình thành, tăng cường năng lực và vận hành có hiệu quả mạng lưới tuyên truyền viên trung ương và địa phương

Phát huy mạnh vai trò của các cơ quan thông tấn báo chí, kết hợp hợp lý truyền thông trực tiếp và truyền thông đại chúng theo hướng sáng tạo về cách tiếp cận đối tượng, sáng tạo về cách triển khai và huy động được sự cùng tham gia của các bên liên quan.

2.7. Thanh tra, kiểm tra và xử lý vi phạm

- Tạo hành lang pháp lý đầy đủ để lực lượng thanh tra chuyên ngành có thể chủ động, linh hoạt trong hoạt động của mình thông qua việc sửa đổi bổ sung Luật Thanh tra, trong đó có quy định riêng cho hoạt động thanh tra chuyên ngành đặc biệt là hoạt động thanh tra đột xuất không phải báo trước, không bị ràng buộc bởi các quy định về trình tự, thủ tục hoạt động theo quy chế hoạt động của Đoàn thanh tra.

- Xây dựng và ban hành hướng dẫn về kiểm tra, thanh tra và xử lý vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường song song với việc đẩy mạnh công tác thanh tra, kiểm tra về bảo vệ môi trường, áp dụng các biện pháp xử lý nghiêm đối với các hành vi vi phạm theo Nghị định số 117/2009/NĐ-CP của Chính phủ.

- Tăng cường sự phối hợp chặt chẽ và hiệu quả với lực lượng cảnh sát môi trường trong đấu tranh phòng, chống tội phạm và vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường. Phối hợp Bộ Tư pháp, Viện Kiểm sát nhân dân tối cao, Tòa án nhân dân tối cao hướng dẫn thực hiện các quy định về Tội phạm Môi trường trong Bộ luật Hình sự (đã được sửa đổi, bổ sung) nhằm nhanh chóng đưa các quy định này đi vào cuộc sống.

2.8. Khoa học công nghệ

Tiếp tục xây dựng và ban hành các cơ chế, chính sách khuyến khích các nhà đầu tư trong nước áp dụng công nghệ xử lý rác hạn chế chôn lấp được nghiên cứu trong nước để đầu tư xây dựng dự án xử lý rác thải; khuyến khích, đẩy mạnh các hoạt động chuyển giao công nghệ tiên tiến xử lý ô nhiễm môi trường; đẩy mạnh nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ về môi trường.

2.9. Hợp tác quốc tế

Tổ chức xây dựng chiến lược vận động các nước, nhà tài trợ quốc tế hỗ trợ Việt Nam ưu tiên giải quyết các vấn đề về môi trường phục vụ mục tiêu phát triển bền vững, trong đó tập trung ưu tiên vào các lĩnh vực như: tăng cường năng lực và thể chế về bảo vệ môi trường; nâng cao nhận thức bảo vệ môi trường; phòng ngừa và xử lý ô nhiễm; ứng phó hiệu quả với tác động của BĐKH, nước biển dâng; tăng cường tham gia các điều ước quốc tế về môi trường.

2.10. Xã hội hóa công tác bảo vệ môi trường

Tổ chức sơ kết đánh giá kết quả 3 năm thực hiện Nghị định số 69/2008/NĐ-CP ngày 30 tháng 5 năm 2008 của Chính phủ và Quyết định số 1446/2008/QĐ-TTg ngày 10 tháng 10 năm 2008 của Thủ tướng Chính phủ. Rút ra những việc làm được, chưa làm được. Tăng cường công tác truyền thông về xã hội hóa công tác bảo vệ môi trường, rà soát việc thực hiện để trình Thủ tướng Chính phủ điều chỉnh, bổ sung danh mục chi tiết được xã hội hóa, đảm bảo phù hợp với yêu cầu bảo vệ môi trường. Xây dựng và ban hành hướng dẫn cụ thể về tiêu chuẩn, điều kiện thành lập của các cơ sở thực hiện xã hội hóa và thứ tự ưu tiên trong từng lĩnh vực.

2.11. Nguồn lực tài chính

Nâng cao vai trò điều phối của cơ quan quản lý môi trường các cấp trong quản lý, sử dụng nguồn kinh phí sự nghiệp môi trường ở trung ương và địa phương; tăng cường hoạt động kiểm tra, giám sát các bộ ngành, địa phương để thực hiện đúng chức năng là cơ quan chịu trách nhiệm về chuyên môn, điều phối hoạt động bảo vệ môi trường và quản lý, sử dụng có hiệu quả ngân sách chi sự nghiệp môi trường. Tăng cường đầu tư hơn nữa cho chi đầu tư cơ bản để xây dựng các công trình xử lý chất thải mang tính chất công ích, thực hiện các dự án đầu tư về cải thiện môi trường, về cơ sở hạ tầng bảo vệ môi trường. Xây dựng và ban hành các chính sách cụ thể nhằm đa dạng hoá các nguồn vốn đầu tư cho bảo vệ môi trường, đặc biệt là các hướng dẫn cụ thể nhằm thực hiện các ưu đãi về huy động vốn đầu tư, về thuế, phí đã được quy định tại Nghị định số 04/2009/NĐ-CP ngày 14/01/2009 của Chính phủ về ưu đãi, hỗ trợ hoạt động bảo vệ môi trường....

*

* *

Nhìn chung, giai đoạn 2005 – 2010, công tác bảo vệ môi trường ở nước ta đã có những bước tiến đáng kể. Đến nay, cùng với những thành tựu đầy ấn tượng về kinh tế - xã hội và hội nhập quốc tế, công tác bảo vệ môi trường đã chuyển sang một trang mới từ nhận thức đến hành động. Mặc dù vậy, do nhiều nguyên nhân khách quan và chủ quan khác nhau, công tác bảo vệ môi trường vẫn chưa thể đáp ứng đầy đủ những yêu cầu đòi hỏi của thực tiễn và xã hội; chưa theo kịp tốc độ tăng trưởng của phát triển kinh tế. Kiên trì với các quan điểm, mục tiêu và giải pháp đúng đắn đã đề ra, chúng ta vẫn cần phải có một lộ trình thời gian cũng như sự đầu tư nguồn lực từ nhà nước và xã hội để giải quyết các vấn đề môi trường bức xúc, từng bước nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân, phát triển bền vững đất nước.

Để thực hiện thành công tác phương hướng nhiệm vụ giải pháp đã đề ra, Bộ Tài nguyên và Môi trường có một số đề xuất kiến nghị sau:

1. Tiếp tục hoàn thiện hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về bảo vệ môi trường, đáp ứng yêu cầu phát triển và hội nhập quốc tế như xây dựng các văn bản hướng dẫn thi hành Luật Đa dạng sinh học, Chương Tội phạm về môi trường trong Bộ luật Hình sự; xây dựng các định mức kinh tế, kỹ thuật trong lĩnh vực bảo vệ môi trường; từng bước hoàn thiện cơ chế, chính sách thúc đẩy xã hội hoá hoạt động bảo vệ môi trường, phát triển dịch vụ môi trường; nhanh chóng triển khai trong thực tế các công cụ kinh tế trong quản lý môi trường.

2. Tiếp tục kiện toàn hệ thống tổ chức bộ máy quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường từ Trung ương đến cơ sở; phát triển các tổ chức sự nghiệp môi trường và doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực bảo vệ môi trường; đẩy mạnh đầu tư, tăng cường năng lực cơ sở vật chất, kỹ thuật về bảo vệ môi trường phục vụ công tác quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường.

3. Đề nghị Quốc hội xem xét, cho nghiên cứu sửa đổi Luật Ngân sách nhà nước năm 2002, theo các nội dung liên quan đến chi từ ngân sách nhà nước cho bảo vệ môi trường như sau:

- Bổ sung nhiệm vụ chi ”Đầu tư xây dựng các công trình bảo vệ môi trường, công trình xử lý môi trường thuộc khu vực công ích” trong Nhiệm vụ chi Chi đầu tư phát triển;

- Bổ sung quy định về quyền hạn và trách nhiệm của Cơ quan quản lý nhà nước về lĩnh vực bảo vệ môi trường (ở trung ương là Bộ Tài nguyên và Môi trường, ở địa phương là Sở Tài nguyên và Môi trường) trong việc lập, phân bổ dự toán chi cho lĩnh vực môi trường.

4. Đề nghị Quốc hội xem xét tăng mức chi sự nghiệp môi trường từ 1% lên 2% tổng chi ngân sách nhà nước (Nghị quyết số 41 Nghị quyết số 41- NQ/TW ngày 15 tháng 11 năm 2004 của Bộ Chính trị về bảo vệ môi trường trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hóa đất nước đã nêu ”Riêng ngân sách nhà nước cần có mục chi riêng cho hoạt động sự nghiệp môi trường và tăng chi để bảo đảm đến năm 2006 đạt mức chi không dưới 1% tổng chi ngân sách nhà nước và tăng dần tỷ lệ này theo tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế” nhằm giải quyết các vấn đề môi trường cấp thiết.

5. Đề nghị Nhà nước cân đối, bố trí các nguồn vốn ODA, vốn tín dụng trong kế hoạch ngân sách hàng năm cho công tác xã hội hóa về môi trường, tạo điều kiện về thủ tục hành chính để các tổ chức, cá nhân tham gia sâu rộng vào các loại hình xã hội hóa.

Thứ trưởng kiêm Tổng cục trưởng Bùi Cách Tuyến

Gửi phản hồi
In

Các tin liên quan

Hội nghị hoá học lần thứ V – Vì sự phát triển bền vững

Hội nghị hoá học lần thứ V – Vì sự phát triển bền vững

Theo www.qdnd.vn – 10 ngày trước

QĐND Online - Nhằm tổng kết thành tựu trong các lĩnh vực nghiên cứu, sản xuất và giảng dạy hoá học, góp phần vào sự nghiệp phát triển ngành Hoá học Việt Nam; đề cao vai trò của nền công nghiệp hoá chất, lực lượng chủ chốt trong sự phát triển của nền công nghiệp hoá chất Việt Nam, ngày 16-11, tại bảo tàng Hồ Chí Minh (Hà Nội) đã diễn ra Hội nghị Hoá học toàn quốc lần thứ V với sự tham dự của khoảng 300 khách mời và trên 350 công trình nghiên cứu khoa học.

Hội nghị hoá học lần thứ V – Vì sự phát triển bền vững
Toàn cảnh hội nghị Hoá học lần thứ V.

Tại hội nghị, có nhiều báo cáo chất lượng đã được trình bày như: Tổng quan về những thành tựu của ngành công nghiệp Hoá chất Việt Nam thời gian vừa qua và định hướng phát triển của Ngành trong thời gian tới của ông Phùng Hà, Cục trưởng Cục Hoá chất; báo cáo Hoá học với bảo vệ môi trường của GS.TS Đặng Kim Chi; báo cáo Hướng đến ngành công nghiệp hoá chất xanh – Vai trò của công nghệ than sạch của PGS.TS. Đỗ Huy Định.

Theo đánh giá của các nhà khoa học, các báo cáo, các thành tựu công nghệ được công bố tại Hội nghị đã bám sát bám sát các chương trình KHCN trọng điểm của nhà nước, xây dựng công nghiệp hoá chất phát triển bền vững; có nhiều ý tưởng phát triển và ứng dụng công nghệ sinh học trong lĩnh vực công nghiệp chế biến (bao gồm cả vấn đề nhiên liệu sinh học)…

Sự kiện này cũng là dịp để các nhà khoa học trong và ngoài nước trong lĩnh vực hoá học gặp gỡ, giao lưu, trao đổi thông tin, cung cấp những kiến thức nhằm áp dụng những thành tựu khoa học vào đời sống xã hội.

Tin, ảnh: Vũ Linh


Thứ Năm, 25 tháng 11, 2010

TC36

http://farm5.static.flickr.com/4091/5024694775_7b8666e3ec_z.jpg

TC32

http://images.yume.vn/photo/pictures/20101106/tmtien218/origin/c11_1287154384.jpg

TC31

http://images.yume.vn/photo/pictures/20100503/tmtien218/origin/picture_083_498098042.jpg

TC30

http://images.yume.vn/photo/pictures/20100503/tmtien218/origin/picture_085_890566178.jpg

TMT

http://images.yume.vn/photo/pictures/20090402/tmtien218/origin/12386202942526_yume_photo.jpg

TTMT

http://images.yume.vn/photo/pictures/20100503/tmtien218/origin/picture_097_329952044.jpg

TMT

http://farm4.static.flickr.com/3577/3311865254_cd717b74fc.jpg

TMT

http://us.images.yume.vn/photo/pictures/20100317/tmtien218/origin/haiduong5_1664294432.jpg

http://vn.360plus.yahoo.com/tmtien_1955

https://blogger.googleusercontent.com/img/b/R29vZ2xl/AVvXsEjqu5dmFpl3QdJGDnSKqczl7H1hspWVTUZ4oxs-W22A2fi7IFoUN5S2fQpW3V2FyQoILxFnEDhGcmFpjSE2tFSktL-236LzPic36eBGZl5OQBiq_VO1b6LerNWbAo3S4gb9xOhKffsS0EzS/s1600/DSC00105(4).JPG

http://vn.360plus.yahoo.com/tmtien_1955

https://blogger.googleusercontent.com/img/b/R29vZ2xl/AVvXsEiCgnQKe6Tm6VZa6Zc8AfGgfkjlStAdJMHrEPGIO8DZPFOffbNTnM5PsDXAP1ozwTbFnUjte5VpiikXeJ1l3J2e0jMU5-nzJmcKzZObm-tQcQX9zd9STfoSoZk7QXNUZtxiFvjkM_E4HsyP/s1600/IMG_8387-1.JPG

http://vn.360plus.yahoo.com/tmtien_1955

https://blogger.googleusercontent.com/img/b/R29vZ2xl/AVvXsEihlzPGyjlo7iJ6jDRqWdZ7YcDwepTEfm6CUw_tx2PRMxjPQs8oecoi-FAZM8G33G5mbu9CrcQ_CLKTv775JVJNjQ0_EeVMA4Q-XEK157jF6GsubKokCTqfwvyrNpbyxZCz3MtWM3kMbv3y/s1600/IMG_8388.JPG

Cựu ngoại trưởng nổi tiếng của Trung Quốc qua đời

Cựu ngoại trưởng nổi tiếng của Trung Quốc qua đời

Thứ năm, 25/11/2010 17:23

Ông Hoàng Hoa sinh năm 1913, quê Hà Bắc, vào Đảng năm 1936.

(DVT.vn) - Sau một thời gian lâm bệnh, cựu Ngoại trưởng Trung Quốc Hoàng Hoa đã từ trần vào hôm qua 24/11, ở tuổi 97.

Ông Hoàng từng nắm giữ chức vụ Phó Thủ Tướng và Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc trong thời gian từ năm 1976 đến năm 1982.
Ông từng là thông dịch viên cho lãnh tụ Trung Quốc Mao Trạch Đông, và là người giám sát tiến trình thành lập quan hệ ngoại giao giữa Bắc Kinh với Mỹ trong những năm 1970.
Với vai trò là đại sứ Liên Hợp Quốc, Hoàng Hoa là người đặt nền móng cho chính sách ngoại giao hiện đại của Trung Quốc. Là Ngoại trưởng, ông đã nhìn trước được sự hình thành mối quan hệ ngoại giao giữa nước này với Washington năm 1979.
Ông tình nguyện làm thông dịch viên cho nhiều ký giả nước ngoài đến thăm Trung Quốc trong những năm 1930 để tường trình về những người cộng sản nổi dậy đấu tranh chống chính quyền Quốc Dân Đảng trong cuộc nội chiến ở Trung Quốc.
Trong những năm đầu của thập niên 1950, ông Hoàng có mặt trong một phái đoàn Trung Quốc đến dự các cuộc đàm phán dẫn đến sự chấm dứt chiến tranh Triều Tiên. Sau đó, ông Hoàng tiếp tay khởi sự tiến trình bình thường hóa quan hệ của Trung Quốc với Mỹ.

Hoàng Hoa từng tham gia các cuộc đàm phán với hàng loạt tổng thống Mỹ như Jimmy Carter, George Bush và Ronald Reagan. Ông Hoàng cũng tổ chức những cuộc thương thảo dẫn đến hiệp ước hòa bình và thân thiện Trung - Nhật; đàm phán với thủ tướng Anh Magarette Thatcher về vấn đề chuyển giao Hong Kong.
Ông là Chủ tịch Hội đồng bảo an Liên Hợp Quốc năm 1972.
Linh Chi
Tổng hợp

Hà Kiều Anh khoe dáng tại nhà riêng

Thứ ba, 23/11/2010, 14:07 GMT+7

Hà Kiều Anh khoe dáng tại nhà riêng

Rất yêu quý ngôi nhà mà chính bản thân phải mất nhiều năm để tìm kiếm và xây dựng, nên khi thực hiện những hình ảnh mới, cựu hoa hậu Hà Kiều Anh quyết định chọn chính ngôi nhà của mình làm bối cảnh để tăng thêm cảm xúc khi diễn xuất trước ống kính.
>> Mỹ nhân Việt thời xa vắng (2)
>> Hà Kiều Anh vui đùa cùng con trai

Hà Kiều Anh và ê kip đã quyết định chọn ngôi biệt thự của cô tại khu ngoại ô của Sài Gòn để thực hiện bộ ảnh mới. Cựu hoa hậu chia sẻ: "Không nơi nào tốt hơn mái ấm của mình nên khi tạo dáng cũng có nhiều cảm hứng hơn". Trước đó, để có được căn nhà đẹp này, Hà Kiều Anh và ông xã đã không quản ngại thời gian và công sức để thực hiện.

Cựu hoa hậu đã chăm chút từng chi tiết nhỏ cho tổ ấm của mình từ tay nắm cửa, ổ khóa... đến cây cối để trồng trong vườn. Bất cứ khi nào không phải đến công ty hay đi đóng phim, người đẹp đều chọn ở nhà để chăm sóc cho gia đình.

Mặc dù đã 34 tuổi nhưng Hà Kiều Anh vẫn giữ được vẻ trẻ trung và gợi cảm. Người đẹp chọn kiểu váy nữ tính, sang trọng và khéo léo khoe được vóc dáng săn chắc, sexy của người mẹ một con.
Hà Kiều Anh là một phụ nữ thành công ở cả lĩnh vực kinh doanh lẫn nghệ thuật. Công việc kinh doanh bất động sản giúp cô có thêm nguồn thu nhập, phụ giúp gia đình, còn công việc nghệ thuật như đóng phim tuy khá vất vả nhưng giúp cô có thêm nhiều niềm vui trong cuộc sống.
Sau những tấm ảnh chụp ở phòng khách, phòng thư giãn... cựu hoa hậu và ê kip còn ra tận gara để thực hiện với chiếc xế hộp riêng của cô. Hà Kiều Anh hy vọng, những tấm ảnh mới sẽ giúp cô giới thiệu đến khán giả một nét khác ở bản thân, đó là sự quyến rũ và tươi trẻ. Ê kip thực hiện bộ ảnh bao gồm nhiếp ảnh Phạm Hoài Nam, thiết kế BCBG MAXAZRIA, chuyên gia trang điểm CUTIE và stylist Quang Tuyến.
Khang An

Siêu mẫu Hong Kong khoe ngực căng tròn

Thứ năm, 25/11/2010, 12:01 GMT+7

Siêu mẫu Hong Kong khoe ngực căng tròn

Châu Tú Na, siêu mẫu đắt giá của xứ Cảng thơm, xuất hiện nóng bỏng với trang phục áo lót và quần dài trong buổi giới thiệu sản phẩm mới của một hãng nội y. Ảnh trên Sina.

Châu Tú Na (Chrissie Chow) sinh năm 1985, sở hữu số đo ba vòng lý tưởng 90-58-88. Đặc biệt, người mẫu kiêm diễn viên bốc lửa này luôn khiến phái đẹp ngưỡng mộ vì có vòng một căng tròn, gợi cảm. Cô từng được bầu chọn là người đẹp được quý ông Hong Kong khao khát nhất. Tại sự kiện ngày 24/11, Châu Tú Na gây ấn tượng khi diện quần dài bó sát và áo lót, lộ đường cong ba vòng nóng bỏng.

H.V.