“Tôi không phải là Giáo sư trẻ nhất!”
>> Phó Giáo sư trẻ nhất Việt Nam 31 tuổi
Tôi chỉ biết lặng lẽ làm việc!
Theo GS Hoàng ở nước ngoài, việc một người trẻ tuổi được công nhận là GS,PGS rất bình thường. Vậy nên tôi nghĩ nên coi đó làm chuyện bình thường. Việt Nam muốn có nhiều người trẻ tuổi nghiên cứu khoa học và trở thành GS, PGS thì cần thay đổi nhiều môi trường làm việc và sự nhìn nhận, đánh giá đối với họ.
Học ĐH và làm chuyển tiếp nghiên cứu sinh đều tại Học viện Công nghệ Moscow (CHLB Nga) được đào tạo bài bản nên khi về nước dù trải qua những năm tháng gian khó để ổn định cuộc sống đời thường trong nước, GS Hoàng đã quay trở lại con đường làm khoa học chuyên nghiệp.
GS Hoàng chia sẻ: “Trong bối cảnh vàng thau lẫn lộn trong nền khoa học trong nước, một nền khoa học còn thiếu những chuẩn mực và đồng nhất hoá các công bố trong nước và quốc tế. Tôi chỉ còn biết lặng lẽ làm việc và truyền đạt niềm đam mê nghiên cứu khoa học cho học trò. Rồi lặng lẽ ra nước ngoài làm việc tại các trường ĐH ở các nước. Tôi chỉ có những niềm vui nho nhỏ là thấy ý tưởng khoa học do mình đưa ra được đồng nghiệp quốc tế đánh giá cao”.
“Chỉ khi làm việc ở các trường đại học ở nước ngoài, tôi mới thực sự cảm thấy được bước vào môi trường làm việc của mình. Được làm việc thoả thích và được nhìn nhận đánh giá 1 cách trân trọng nhất xứng đánh vói năng lực khoa học của mình”, GS Hoàng cho biết.
Người đưa cách làm khoa học chuyên nghiệp tới sinh viên
GS Hoàng cho biết, trong 1 -2 năm trở lại đây, ở trong nước bắt đầu đã có sự nhìn nhận trân trọng hơn với những công bố quốc tế của giới khoa học đó là niềm vui không chỉ riêng tôi mà của cả đồng nghiệp.
Theo GS Hoàng, nghiên cứu khoa học (NCKH) là phải đi vào những vấn đề mới trong khoa học. Cái mới có tính toàn cầu chứ không phải mới trong phạm vi quốc gia hay một trường ĐH. Khi nghiên cứu xong thì công bố kết quả trên các tạp chí khoa học quốc tế có uy tín, chấp nhận sự phản biện gắt gao của giới khoa học quốc tế để trưởng thành và phát triển.
Việt Nam muốn hoạt động nghiên cứu khoa học một cách chuyên nghiệp thì không thể đứng riêng rẽ với những chuẩn mực, sự nhìn nhận, đánh giá khác với quốc tế. Chỉ cần tựa lên các chuẩn mực và thông lệ quốc tế nghĩa là cách đưa nền khoa học trở lại quỹ đạo cần có, từ đó phát triển thành tựu khoa học và đội ngũ người làm khoa học ở VN. Chỉ có như vậy mới rút ngắn được khoảng cách về mọi mặt giữa VN và thế giới - GS Hoàng chia sẻ.
Với những trăn trở như vậy, bốn năm qua khi điều kiện làm việc tốt hơn, GS Hoàng đã gây dựng nhóm Vật lý tính toán (VLTT) tại ĐH Bách khoa TP.HCM nhằm đưa cách làm khoa học tới sinh viên, từng bước góp phần đào tạo đội ngũ cán bộ khoa học chất lượng cao.
Theo GS Hoàng, để đào tạo người, phòng thí nghiệm VLTT hàng năm tuyển 2-3 SV đào tạo riêng với kỹ năng NCKH chuyên nghiệp. Khi SV ra trường, vừa đủ cứng cáp rồi là đưa ngay ra nước ngoài đào tạo. Sau này về nước, lực lượng cán bộ khoa học giỏi như vậy sẽ góp phần mở rộng hoạt động của ngành Vật lý, bằng cách mở rộng nhóm hình thành những nhóm mới và cứ thế nhân lên.
Được biết, phòng TN Vật lý Tính toán dưới sự chủ trì của Giáo sư Võ Văn Hoàng đã có nhiều công trình nghiên cứu khoa học trong lĩnh vực mô phỏng vật liệu lỏng, vô định hình và nano có tầm vóc quốc tế, đã công bố 38 bài báo trên các tạp chí quốc tế trong năm 2006 - 2008. Giáo sư Hoàng đã được International Biographical Centre (Cambridge, England) trao tặng danh hiệu nhà khoa học hàng đầu thế giới năm 2007 và huy hiệu thành tựu xuất sắc trong khoa học...
Hồng Hạnh
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét