Thứ Sáu, 18 tháng 2, 2011

Ngày thơ Việt Nam 2011: Nhiều nét mới

Ngày thơ Việt Nam 2011: Nhiều nét mới

Cập nhật lúc 18:53, Thứ năm, 17/02/2011 (GMT+7)

NDĐT - Sáng 17-2, Ngày thơ Việt Nam lần thứ 9 đã khai mạc tại Văn Miếu - Quốc Tử Giám, Hà Nội với chủ đề “Đất nước mùa xuân”. Ngày thơ đã thu hút hàng nghìn bạn đọc yêu thơ, các nhà thơ, nhà văn đã tham gia.

Năm nay, với chủ đề kỷ niệm 100 năm ngày Bác Hồ ra đi tìm đường cứu nước, và 70 năm Người trở về quê hương sau bao năm bôn ba nước ngoài, Ngày thơ Việt Nam đã có nhiều hoạt động hướng về truyền thống. Trước hết là lễ rước nước từ suối Lê-nin (Pác Bó, Cao Bằng) và rước đất từ làng Sen quê Bác về Văn Miếu. Đồng thời, tại Nghệ An và TP Hồ Chí Minh cũng diễn ra các hoạt động hưởng ứng như dâng hương tại mộ cụ Nguyễn Du, chiếu phim kỷ niệm về Chủ tịch Hồ Chí Minh, đêm văn nghệ tổng hợp, đọc thơ, ngâm diễn thơ của Chủ tịch Hồ Chí Minh, Lý Thường Kiệt...

Năm nay, một trong những nét mới là sân thơ hiện đại, thu hút khá đông đảo các nhà thơ nhiều thế hệ, từ già đến trẻ tham gia. Nhà thơ Nguyễn Trọng Tạo nhận xét: “Nét khác biệt của năm nay là có sân thơ truyền thống và sân thơ hiện đại, với sân thơ hiện đại là sự mở rộng của sân thơ trẻ những năm trước, thu hút cả thế hệ trẻ lẫn các nhà thơ ở độ tuổi 60-70. Năm nay, Ngày thơ cũng chú trọng vào nội dung nhiều hơn là trình diễn. Có nhiều phong cách thể hiện thơ, nhưng vẫn có pha yếu tố trình diễn, và thơ mang tính sân khấu, có nhiều tìm tòi, thể nghiệm nên thu hút khá đông độc giả”. Nhà thơ còn cho biết, năm nay Ngày thơ đã làm nổi bật được tinh thần Việt trong thi ca, với biểu hiện Đất và Nước, và đây cũng là định hướng chung cho các nhà văn, nhà thơ.

Tham gia Ngày thơ từ những lần đầu tiên, nhà thơ Bùi Tuyết Mai (Hoà Bình) lại nhận thấy sự thay đổi, khác biệt trong Ngày thơ năm nay. Chị nhận xét: “Năm nay cách tổ chức chuyên nghiệp hơn, các nhà thơ, nhà văn cũng chăm chút, có ý thức và trách nhiệm lớn hơn”. Chị Bùi Tuyết Mai cho rằng, năm nay điểm mới của Ngày thơ là đồng hành cùng các sự kiện của đất nước, không chỉ thi ca mà cả các sự kiện chính trị quan trọng. Lễ rước cũng khác so với 8 năm trước đây, thay vì rước tờ thơ là rước Đất và Nước. Hội Nhà văn Việt Nam đã thực hiện được sứ mạng thiêng liêng là chuyển tải tinh thần Việt, được đông đảo nhân dân và dư luận xã hội đồng thuận, tin tưởng. Chị Tuyết Mai khẳng định, năm nay, Ngày thơ Việt Nam mang tính phổ quát hơn, có cả sân truyền thống, hiện đại, sân thiếu nhi. Hình ảnh của các dân tộc Việt Nam trong ngày thơ hiện ra cũng rất rõ nét, với đại diện của các dân tộc vùng Đông Bắc, Tây Bắc, miền trung, Đông và Tây Nam Bộ... Tuy hình ảnh chỉ là giản lược nhưng rất có ý nghĩa và tôn vinh đầy đủ ý nghĩa văn hoá các vùng miền của Việt Nam.

Không chỉ thu hút các nhà văn, nhà thơ từ khắp mọi miền, Ngày thơ Việt Nam còn là điểm dừng chân của hàng nghìn bạn đọc yêu thơ đủ mọi lứa tuổi. Bà Lê Thị Thái A (Đại Pháp, Đại Mỗ, Từ Liêm), kể từ Ngày thơ Việt Nam lần thứ 4, không năm nào bà vắng mặt tại Văn Miếu vào ngày rằm tháng Giêng. Mặc dù không làm thơ nhưng yêu thích thơ và thích cảm thụ, thưởng thức thơ nên bà thường xuyên, đọc thơ, theo dõi các chương trình thơ trên Đài Tiếng nói Việt Nam. Bà nói vui: “Năm nay buổi sáng mưa và rét quá, con cái không muốn chúng tôi đi nhưng vợ chồng tôi vẫn phải đi bằng được vì mỗi năm chỉ có một ngày mà thôi. Và tôi sẽ tham dự Ngày hội thơ Việt Nam cho đến khi nào không thể đi được”.

Một vài hình ảnh trong Ngày thơ Việt Nam:

8149.jpg

Rước đất từ làng Sen quê Bác...

8150.jpg

... và rước nước từ suối Lê-nin.

8143.jpg

Khán giả yêu thơ ngồi chật kín sân nhà Thái học.

8142.jpg

Tiết mục thơ của nhà thơ Hoàng Nhuận Cầm.

8141.jpg

Góc Thi nhân, nơi trưng bày thơ của các tác giả đoạt giải thưởng Hồ Chí Minh.

8145.jpg

Các gian hàng sách thu hút đông người mua.

8148.jpg

"Quán thơ" của những người yêu thơ lục bát.

8155.jpg

Ký tên ủng hộ thơ lục bát là Quốc thơ.

8156.jpg

Phút hàn huyên của những người yêu thơ.

8152.jpg

Thả lên trời 50 câu thơ mừng Đảng, mừng đất nước, mừng xuân.

TUYẾT LOAN, DUY LINH

Ngày thơ Việt Nam 2011: Nhiều nét mới

Ngày thơ Việt Nam 2011: Nhiều nét mới

Cập nhật lúc 18:53, Thứ năm, 17/02/2011 (GMT+7)

NDĐT - Sáng 17-2, Ngày thơ Việt Nam lần thứ 9 đã khai mạc tại Văn Miếu - Quốc Tử Giám, Hà Nội với chủ đề “Đất nước mùa xuân”. Ngày thơ đã thu hút hàng nghìn bạn đọc yêu thơ, các nhà thơ, nhà văn đã tham gia.

Năm nay, với chủ đề kỷ niệm 100 năm ngày Bác Hồ ra đi tìm đường cứu nước, và 70 năm Người trở về quê hương sau bao năm bôn ba nước ngoài, Ngày thơ Việt Nam đã có nhiều hoạt động hướng về truyền thống. Trước hết là lễ rước nước từ suối Lê-nin (Pác Bó, Cao Bằng) và rước đất từ làng Sen quê Bác về Văn Miếu. Đồng thời, tại Nghệ An và TP Hồ Chí Minh cũng diễn ra các hoạt động hưởng ứng như dâng hương tại mộ cụ Nguyễn Du, chiếu phim kỷ niệm về Chủ tịch Hồ Chí Minh, đêm văn nghệ tổng hợp, đọc thơ, ngâm diễn thơ của Chủ tịch Hồ Chí Minh, Lý Thường Kiệt...

Năm nay, một trong những nét mới là sân thơ hiện đại, thu hút khá đông đảo các nhà thơ nhiều thế hệ, từ già đến trẻ tham gia. Nhà thơ Nguyễn Trọng Tạo nhận xét: “Nét khác biệt của năm nay là có sân thơ truyền thống và sân thơ hiện đại, với sân thơ hiện đại là sự mở rộng của sân thơ trẻ những năm trước, thu hút cả thế hệ trẻ lẫn các nhà thơ ở độ tuổi 60-70. Năm nay, Ngày thơ cũng chú trọng vào nội dung nhiều hơn là trình diễn. Có nhiều phong cách thể hiện thơ, nhưng vẫn có pha yếu tố trình diễn, và thơ mang tính sân khấu, có nhiều tìm tòi, thể nghiệm nên thu hút khá đông độc giả”. Nhà thơ còn cho biết, năm nay Ngày thơ đã làm nổi bật được tinh thần Việt trong thi ca, với biểu hiện Đất và Nước, và đây cũng là định hướng chung cho các nhà văn, nhà thơ.

Tham gia Ngày thơ từ những lần đầu tiên, nhà thơ Bùi Tuyết Mai (Hoà Bình) lại nhận thấy sự thay đổi, khác biệt trong Ngày thơ năm nay. Chị nhận xét: “Năm nay cách tổ chức chuyên nghiệp hơn, các nhà thơ, nhà văn cũng chăm chút, có ý thức và trách nhiệm lớn hơn”. Chị Bùi Tuyết Mai cho rằng, năm nay điểm mới của Ngày thơ là đồng hành cùng các sự kiện của đất nước, không chỉ thi ca mà cả các sự kiện chính trị quan trọng. Lễ rước cũng khác so với 8 năm trước đây, thay vì rước tờ thơ là rước Đất và Nước. Hội Nhà văn Việt Nam đã thực hiện được sứ mạng thiêng liêng là chuyển tải tinh thần Việt, được đông đảo nhân dân và dư luận xã hội đồng thuận, tin tưởng. Chị Tuyết Mai khẳng định, năm nay, Ngày thơ Việt Nam mang tính phổ quát hơn, có cả sân truyền thống, hiện đại, sân thiếu nhi. Hình ảnh của các dân tộc Việt Nam trong ngày thơ hiện ra cũng rất rõ nét, với đại diện của các dân tộc vùng Đông Bắc, Tây Bắc, miền trung, Đông và Tây Nam Bộ... Tuy hình ảnh chỉ là giản lược nhưng rất có ý nghĩa và tôn vinh đầy đủ ý nghĩa văn hoá các vùng miền của Việt Nam.

Không chỉ thu hút các nhà văn, nhà thơ từ khắp mọi miền, Ngày thơ Việt Nam còn là điểm dừng chân của hàng nghìn bạn đọc yêu thơ đủ mọi lứa tuổi. Bà Lê Thị Thái A (Đại Pháp, Đại Mỗ, Từ Liêm), kể từ Ngày thơ Việt Nam lần thứ 4, không năm nào bà vắng mặt tại Văn Miếu vào ngày rằm tháng Giêng. Mặc dù không làm thơ nhưng yêu thích thơ và thích cảm thụ, thưởng thức thơ nên bà thường xuyên, đọc thơ, theo dõi các chương trình thơ trên Đài Tiếng nói Việt Nam. Bà nói vui: “Năm nay buổi sáng mưa và rét quá, con cái không muốn chúng tôi đi nhưng vợ chồng tôi vẫn phải đi bằng được vì mỗi năm chỉ có một ngày mà thôi. Và tôi sẽ tham dự Ngày hội thơ Việt Nam cho đến khi nào không thể đi được”.

Một vài hình ảnh trong Ngày thơ Việt Nam:

8149.jpg

Rước đất từ làng Sen quê Bác...

8150.jpg

... và rước nước từ suối Lê-nin.

8143.jpg

Khán giả yêu thơ ngồi chật kín sân nhà Thái học.

8142.jpg

Tiết mục thơ của nhà thơ Hoàng Nhuận Cầm.

8141.jpg

Góc Thi nhân, nơi trưng bày thơ của các tác giả đoạt giải thưởng Hồ Chí Minh.

8145.jpg

Các gian hàng sách thu hút đông người mua.

8148.jpg

"Quán thơ" của những người yêu thơ lục bát.

8155.jpg

Ký tên ủng hộ thơ lục bát là Quốc thơ.

8156.jpg

Phút hàn huyên của những người yêu thơ.

8152.jpg

Thả lên trời 50 câu thơ mừng Đảng, mừng đất nước, mừng xuân.

TUYẾT LOAN, DUY LINH

Tưng bừng Ngày Thơ Việt Nam lần thứ IX

Tưng bừng Ngày Thơ Việt Nam lần thứ IX
15:03 | 18/02/2011

(ĐCSVN)- "Tưng bừng Ngày Thơ Việt Nam/Bác Hồ đặt móng đàng hoàng xây nên" - Những dòng thơ của Nhà thơ Phạm Cúc quả là đúng, khi PV Báo điện tử Việt Nam có mặt tại Văn Miếu - Quốc Tử Giám, nơi tổ chức Ngày thơ Việt Nam năm nay (17/2/2011).


Khu Văn Miếu - Quốc Tử Giám, nơi tổ chức Ngày Thơ Việt Nam 2011 được trang hoàng
lộng lẫy

Tác giả Thu Hà, Câu lạc bộ thơ "Người yêu thiên nhiên" trình bày bài thơ "Thu cảm"

Ở hàng ghế cuối, hai vị khác nước ngoài cũng rất thú vị khi nghe các tác giả đọc thơ

Tác giả thơ- nghệ sỹ violon Lê Trí Hải đang đọc thơ. Bên cạnh ông là họa sỹ Lương Yên
đang trổ tài ký họa chân dung để tặng cho các độc giản nghe thơ

Thơ được trình diễn bằng nhiều hình thức, kể cả trên giấy điệp để trên nền đất

Dòng thơ lục bát có sức hấp dẫn mạnh thu hút những vị khách nước ngoài

Rất nhiều độc giả trẻ đã chọn cho mình một cuốn thơ mà họ yêu thích

Nhà thơ Minh Tâm, PV báo Nông thôn ngày nay, người từng đoạt 2 giải cao trong
cuộc thi thơ lục bát với chủ đề "Ngàn năm thương nhớ" của Tuần báo Văn nghệ
cũng có mặt trong Ngày thơ

Nhiều độc giả vùng sâu, vùng xa, là đồng bàodân tộc thiểu số cũng về Thủ đô thưởng
thức thơ

Độc giả ký tên lưu niệm trong ngày thơ Việt Nam

Các từ khóa theo tin:

Đào Nguyên Lan

Đội mưa rét đến với thơ

Đội mưa rét đến với thơ

Mưa lạnh không ngăn được những người yêu thơ đến với Ngày thơ Việt Nam 2011 tổ chức tại Văn Miếu-Quốc Tử Giám vào sáng nay.

Sân thơ Hiện đại với chủ đề “Blog Xuân 2011” được chia thành 3 phần chính: Sân khấu, hành trình thơ và thi quán khiến cho người thưởng thơ cảm thấy một không gian khá gần gũi, dễ tạo được sự đồng cảm với những tứ thơ. Ở khu vực sân khấu, khán giả tiếp tục được suy tưởng với phần trình diễn thơ của “cặp đôi” Vi Thùy Linh – Đào Anh Khánh và phần đọc thơ của nhiều nhà thơ hiện đại khác như Nguyễn Vĩnh Tiến, Mai Văn Phấn, Nguyễn Bảo Chân, Lữ Thị Mai… Một số nhà thơ mới như: Lương Đình Khoa, Phùng Hải Yến, Nhã Thuyên, Đàm Thùy Dương, Tuệ Nguyên… cũng góp mặt đem lại những cảm nhận mới mẻ cho độc giả. Ghé vào không gian thi quán, khách thơ lần lượt được thưởng thức thơ của các tác giả: Mai Văn Phấn, Nguyễn Phan Quế Mai, Vi Thùy Linh, Nguyễn Bảo Chân, Đoàn Văn Mật, Lữ Thị Mai…

Vườn tượng các văn nhân được giải thưởng Hồ Chí Minh: Nguyễn Tuân, Văn Cao, Tố Hữu, Chế Lan Viên, Hải Triều, Lưu Trọng Lư… được sắp đặt tại lễ hội thơ năm nay là một điểm mới như một sự tôn vinh các “cây cao bóng cả” trong làng văn.


Một số ý kiến cho rằng ngày thơ năm nay vẫn còn một vài hạt sạn nhỏ. Như màn rước đất và nước đầy ý nghĩa, được coi là điểm nhấn nhưng dường như vẫn chưa thể hiện hết được sự trang nghiêm khi ban tổ chức bố trí lối đi vào hơi hẹp, khiến phóng viên và rất nhiều người chen lấn theo cùng đoàn rước. Hay tiết mục biểu diễn của ca sĩ SMĐH Minh Chuyên Dấu Chân địa đàng (Trịnh Công Sơn) và Đường cong (Nguyễn Hải Phong) thì dường như không có không khí của thơ…

Đất Việt ghi nhận những hình ảnh về Ngày thơ Việt Nam 2011:

Đất và nước được rước vào sân khấu.
Trình diễn thơ trên sân khấu chính.
Nhà thơ Vi Thùy Linh và Đào Anh Khánh trình diễn tác phẩm Bất tận.
Một góc “quán thơ”.
Vườn tượng, một điểm mới trong ngày thơ năm nay.
Ca sĩ Thái Bảo với phần trình diễn hai bài hát phổ thơ: Màu hoa đỏ Thời hoa đỏ.
Những câu thơ viết trên lụa…
sau đó được thả bay lên.
Rất nhiều người đã đến với ngày thơ VN 2011.

Nồng ấm Xuân quê hương 2011

Văn hóa Xã hội

Nồng ấm Xuân quê hương 2011

Tối ngày 28/1 (25 tháng Chạp âm lịch), Chương trình “Xuân Quê hương 2011” mừng xuân Tân Mão đã được tổ chức trọng thể tại Khu di tích Hoàng Thành Thăng Long (Hà Nội). Hơn 1000 kiều bào từ khắp các châu lục, đại diện cho cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài đã tham dự và hòa mình vào bầu không khí trang trọng, ấm nồng tình quê hương.

Chương trình Xuân Quê hương 2011 do Ủy ban Nhà nước về người Việt Nam ở nước ngoài phối hợp với UBND TP Hà Nội tổ chức. Thay mặt lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết đã đến dự và nhiệt liệt chào mừng đồng bào từ khắp nơi trên thế giới về quê vui đón Tết cổ truyền của dân tộc; chúc bà con ở nước ngoài, các vị khách quý, mỗi người, mỗi gia đình Việt Nam một năm mới sức khỏe, hạnh phúc và thành đạt.
Một số hình ảnh trong Chương trình Xuân Quê hương 2011:










Năm nay, Xuân quê hương được tổ chức trong 2 niềm vui lớn: Hoàng thành Thăng Long - Hà Nội được UNESCO công nhận là Di sản Văn hóa Thế giới và Đại hội Đảng lần thứ XI thành công tốt đẹp, đánh dấu bước chuyển mình của toàn Đảng, toàn quân, toàn dân. Điểm lại năm 2010 vừa qua, Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết đã nêu bật những thành tựu quan trọng của đất nước, chia sẻ với kiều bào, mặc dù còn nhiều khó khăn nhưng toàn Đảng, toàn quân, toàn dân đã đoàn kết, hợp sức vượt qua, đưa GDP tăng trên 6%, văn hóa - xã hội có nhiều tiến bộ, an ninh - quốc phòng ổn định, đặc biệt vai trò, vị thế của Việt Nam ngày càng tăng cao. Năm 2010, Việt Nam thực hiện thành công năm Chủ tịch ASEAN 2010, với hàng loạt các cuộc họp cấp cao ASEAN... Qua đó, tình hữu nghị Việt Nam với ASEAN, với cộng đồng quốc tế được nâng cao.
Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết cho rằng, thắng lợi đó có sự đóng góp của toàn dân, toàn quân ta, của đồng bào Việt Nam trong nước và nước ngoài. Thắng lợi đó là kết quả của đại đoàn kết dân tộc, đoàn kết quốc tế. “Bởi vậy chúng ta cần phải phát huy hơn nữa khối đại đoàn kết ấy để giành nhiều thắng lợi vẻ vang hơn nữa”, Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết nhấn mạnh. Kiều bào ta đang về nước ngày càng nhiều, góp sức vào nhiều phong trào xây dựng đất nước, hoạt động từ thiện… Điều đó thể hiện lòng yêu nước của kiều bào, điều đó nói lên sự gắn bó với quê hương, đất nước ngày càng khăng khít. Chủ tịch nước mong muốn, người Việt Nam ở nước ngoài tiếp tục tuyên truyền để bà con ta nơi xứ người về quê hương ngày càng nhiều hơn. Đất nước Việt Nam - người mẹ hiền luôn mở rộng vòng tay đón những người con xa quê về nơi chôn rau cắt rốn. Chủ tịch nước còn bày tỏ mong muốn, kiều bào sống xa Tổ quốc ra sức học tập, lao động, sản xuất, chăm lo cuộc sống gia đình, đóng góp cho xã hội nước sở tại, tiếp tục phát huy truyền thống Việt Nam, chung tay xây dựng quê hương, đất nước giàu mạnh... Chủ tịch nước tin tưởng, bà con kiều bào xa quê sẽ phát huy truyền thống dân tộc, giáo dục con em chúng ta sau này mãi mãi nhớ nguồn cội để luôn tự hào là người Việt Nam.
Trong bài phát biểu của mình, ông Nguyễn Thanh Sơn, Thứ trưởng Bộ Ngoại giao, Chủ nhiệm Ủy ban Nhà nước về người Việt Nam ở nước ngoài cho biết, năm 2010, chúng ta chứng kiến sự lớn mạnh của cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài và đóng góp của kiều bào đối với sự phát triển đất nước. Lượng kiều hối chuyển về nước đã đạt mức kỷ lục 8 tỷ USD. Năm 2010, đã có nhiều kiều bào về nước tham gia giảng dạy, nghiên cứu khoa học, giao lưu văn hóa, nghệ thuật, tham gia các sự kiện nhân đạo.
Trời Hà Nội về đêm trở nên lạnh, buốt hơn, nhưng trong lòng những người tham dự đều thấy ấm áp không khí đất nước, thủ đô đón xuân mới cùng những lời chân tình, ghi nhận của lãnh đạo Đảng, Nhà nước đối với những đóng góp của cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài cho tổ quốc. Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết đã gióng hồi trống khai hội đêm Xuân quê hương 2011.
Đêm Xuân Quê hương 2011 trở nên sôi động, ấm tình quê hương với chương trình nghệ thuật được dàn dựng công phu, ấn tượng. Nhiều tiết mục đặc sắc ca ngợi quê hương, đất nước, truyền tải không khí đón xuân mới ấm áp, rộn ràng trên khắp mọi miền đất nước, với sự thể hiện của nhiều ca sĩ, nghệ sĩ nổi tiếng trong nước và các nghệ sĩ tên tuổi người Việt Nam ở nước ngoài như: Alain Vũ Hoàng Mi, Jimmy Nguyễn…, cùng sự tham gia của các nghệ sĩ Nhà hát ca múa nhạc, Dàn nhạc Giao hưởng Việt Nam, Nhà hát Tuồng và Nhà hát Nhạc Vũ Kịch Việt Nam... Đêm Xuân Quê hương 2011 khép lại song đã để lại trong lòng mỗi kiều bào niềm xúc động, tự hào về một Việt Nam đang trên đường phát triển giàu mạnh/.
Bài: Hữu Tuấn Ảnh: Tất Sơn