Thứ Sáu, 18 tháng 2, 2011

HÌNH ẢNH NGÀY THƠ VĂN MIẾU 2011 [3]

Nhà thơ Nguyễn Trọng Tạo đọc thơ CHIA

TUYẾT LOAN

Nhân Dân điên tử: - Sáng 17-2, Ngày thơ Việt Nam lần thứ 9 đã khai mạc tại Văn Miếu – Quốc Tử Giám, Hà Nội với chủ đề “Đất nước mùa xuân”. Ngày thơ đã thu hút hàng nghìn bạn đọc yêu thơ, các nhà thơ, nhà văn đã tham gia.

Năm nay, với chủ đề kỷ niệm 100 năm ngày Bác Hồ ra đi tìm đường cứu nước, và 70 năm Người trở về quê hương sau bao năm bôn ba nước ngoài, Ngày thơ Việt Nam đã có nhiều hoạt động hướng về truyền thống. Trước hết là lễ rước nước từ suối Lê-nin (Pác Bó, Cao Bằng) và rước đất từ làng Sen quê Bác về Văn Miếu. Đồng thời, tại Nghệ An và TP Hồ Chí Minh cũng diễn ra các hoạt động hưởng ứng như dâng hương tại mộ cụ Nguyễn Du, chiếu phim kỷ niệm về Chủ tịch Hồ Chí Minh, đêm văn nghệ tổng hợp, đọc thơ, ngâm diễn thơ của Chủ tịch Hồ Chí Minh, Lý Thường Kiệt…

Năm nay, một trong những nét mới là sân thơ hiện đại, thu hút khá đông đảo các nhà thơ nhiều thế hệ, từ già đến trẻ tham gia. Nhà thơ Nguyễn Trọng Tạo nhận xét: “Nét khác biệt của năm nay là có sân thơ Truyền thống sân thơ Hiện đại và sân thơ Thiếu nhi. Với sân thơ hiện đại là sự mở rộng của sân thơ trẻ những năm trước, thu hút cả thế hệ trẻ lẫn các nhà thơ ở độ tuổi 60-70. Năm nay, Ngày thơ chú trọng vào nội dung nhiều hơn là trình diễn. Có nhiều phong cách thể hiện thơ, nhưng vẫn có pha yếu tố trình diễn, và thơ mang tính sân khấu, có nhiều tìm tòi, thể nghiệm nên thu hút rất đông công chúng yêu thơ”. Nhà thơ còn cho biết, năm nay Ngày thơ đã làm nổi bật được tinh thần Việt trong thi ca, với biểu tượng Đất và Nước, và đây cũng là tinh thân chung của các nhà văn, nhà thơ Việt Nam.

8139.jpg

Nhà thơ Bùi Tuyết Mai

Tham gia Ngày thơ từ những lần đầu tiên, nhà thơ Bùi Tuyết Mai (Hoà Bình) lại nhận thấy sự thay đổi, khác biệt trong Ngày thơ năm nay. Chị nhận xét: “Năm nay cách tổ chức chuyên nghiệp hơn, các nhà thơ, nhà văn cũng chăm chút, có ý thức và trách nhiệm lớn hơn”. Chị Bùi Tuyết Mai cho rằng, năm nay điểm mới của Ngày thơ là đồng hành cùng các sự kiện của đất nước, không chỉ thi ca mà cả các sự kiện chính trị quan trọng. Lễ rước cũng khác so với 8 năm trước đây, thay vì rước tờ thơ là rước Đất và Nước. Hội Nhà văn Việt Nam đã thực hiện được sứ mạng thiêng liêng là chuyển tải tinh thần Việt, được đông đảo nhân dân và dư luận xã hội đồng thuận, tin tưởng. Chị Tuyết Mai khẳng định, năm nay, Ngày thơ Việt Nam mang tính phổ quát hơn, có cả sân truyền thống, hiện đại, sân thiếu nhi. Hình ảnh của các dân tộc Việt Nam trong ngày thơ hiện ra cũng rất rõ nét, với đại diện của các dân tộc vùng Đông Bắc, Tây Bắc, miền trung, Đông và Tây Nam Bộ… Tuy hình ảnh chỉ là giản lược nhưng rất có ý nghĩa và tôn vinh đầy đủ ý nghĩa văn hoá các vùng miền của Việt Nam.

Không chỉ thu hút các nhà văn, nhà thơ từ khắp mọi miền, Ngày thơ Việt Nam còn là điểm dừng chân của hàng nghìn bạn đọc yêu thơ đủ mọi lứa tuổi. Bà Lê Thị Thái A (Đại Pháp, Đại Mỗ, Từ Liêm), kể từ Ngày thơ Việt Nam lần thứ 4, không năm nào bà vắng mặt tại Văn Miếu vào ngày rằm tháng Giêng. Mặc dù không làm thơ nhưng yêu thích thơ và thích cảm thụ, thưởng thức thơ nên bà thường xuyên, đọc thơ, theo dõi các chương trình thơ trên Đài Tiếng nói Việt Nam. Bà nói vui: “Năm nay buổi sáng mưa và rét quá, con cái không muốn chúng tôi đi nhưng vợ chồng tôi vẫn phải đi bằng được vì mỗi năm chỉ có một ngày mà thôi. Và tôi sẽ tham dự Ngày hội thơ Việt Nam cho đến khi nào không thể đi được”.

Một vài hình ảnh trong Ngày thơ Việt Nam:

8149.jpg

Rước đất từ làng Sen quê Bác…

8150.jpg

… và rước nước từ suối Lê-nin.

8143.jpg

Khán giả yêu thơ ngồi chật kín sân nhà Thái học.

8142.jpg

Tiết mục thơ của nhà thơ Hoàng Nhuận Cầm.

8141.jpg

Góc Thi nhân, nơi trưng bày thơ của các tác giả đoạt giải thưởng Hồ Chí Minh.

8145.jpg

Các gian hàng sách thu hút đông người mua.

8148.jpg

“Quán thơ” của những người yêu thơ lục bát.

8155.jpg

Ký tên ủng hộ thơ lục bát là Quốc thơ.

8156.jpg

Phút hàn huyên của những người yêu thơ.

8152.jpg

Thả lên trời 50 câu thơ mừng Đất nước, mừng Xuân, mừng Đảng-Bác, .

Không có nhận xét nào: