Thứ Ba, 26 tháng 10, 2010

Bô-xít Tây Nguyên và phép thử phản biện xã hội

Bô-xít Tây Nguyên và phép thử phản biện xã hội

SGTT.VN - Sau một thời gian im lặng đến lạ kỳ của báo chí, trong những ngày vừa qua hầu hết các báo đều đăng tin liên quan đến bô-xít Tây Nguyên, từ những bài tham luận của các nhà chuyên môn, đến những bài phỏng vấn của các cá nhân mà tiếng nói của họ rất có trọng lượng.

Các nhà hoạch định chính sách cần phải học được các bài học từ thảm họa bùn đỏ ở Hungary do vỡ hồ lắng bùn đỏ ở một nhà máy luyện nhôm từ quặng bô-xít. Ảnh: Reuters

Qua các bài báo này, có rất ít ý kiến ủng hộ dự án bô-xít. Trong số các ý kiến ủng hộ, ta chỉ thấy những quan điểm yếu ớt, thiếu thuyết phục của một vài cá nhân hiện đang làm việc tại Tập đoàn than và khoáng sản Việt Nam (TKV) như ông Lê Dương Quang và bộ trưởng bộ Tài nguyên - môi trường Phạm Khôi Nguyên...

Về phía không ủng hộ, ngoài những lập luận hết sức thuyết phục của các cá nhân cùng ký tên vào bản kiến nghị dừng dự án bô-xít đã nêu lên trong bản kiến nghị, dư luận đặc biệt chú ý đến ý kiến của các nhà khoa học có thâm niên về chuyên môn như TS Nguyễn Thành Sơn, ông Nguyễn Văn Ban, PGS.TS.Nguyễn Đình Hòe, các đại biểu Quốc Hội như ông Dương Trung Quốc, ông Nguyễn Minh Thuyết, GS Nguyễn Lân Dũng, ông Lê Quang Bình, ... cựu cán bộ chính phủ như GS Chu Hảo, GS Đặng Hùng Võ, ...

Đọc lướt qua các bài báo, bài phỏng vấn này, một đặc điểm dễ nhận thấy là đa số đều nêu ý kiến lo ngại sâu sắc, từ hiệu quả kinh tế đến an ninh quốc phòng, văn hóa xã hội, đặc biệt là lo ngại những tác hại đến môi trường của dự án.

Các ý kiến này càng được thuyết phục hơn khi đa số họ là những người không liên quan gì đến dự án, nói cách khác, họ không có có những quyền lợi gì đi kèm theo dự án, tiếng nói đó là tiếng nói độc lập, trung thực xuất phát từ tấm lòng của một người công dân biết trăn trở với thời cuộc, canh cánh với nỗi lo cho vận mệnh dân tộc và giống nòi Việt Nam.

Những vụ vỡ hồ chứa bùn đỏ được TS Nguyễn Thành Sơn chỉ ra trên khắp thế giới và gần đây nhất là ở Hungary là những minh chứng hùng hồn nhất. Hồ chứa bùn đỏ treo lơ lửng trên cao nguyên thực sự là một mối nguy hại tiềm tàng khủng khiếp.

Còn theo ông Đặng Hùng Võ thì “chúng ta đừng loanh quanh chấp nhận một tiên đề duy nhất là dứt khoát phải khai thác bô-xít”. Đúng vậy, lâu nay chúng ta đã quen với việc duy nhất là phải chấp nhận những quyết định mà quên đi chúng ta có quyền phản biện nếu phát hiện thấy những tác hại do những quyết định ấy gây ra. Đây chính là cơ hội để chứng minh sực mạnh của phản biện xã hội và tập hợp được trí tuệ của toàn xã hội khi đất nước có những sự việc quan trọng.

Có một số ý kiến cho rằng dự án bô-xít đã đầu tư hàng trăm triệu USD (khoảng 400 - 600 triệu USD), nếu dừng dự án thì đây là một tổn thất rất nặng nề về mặt kinh tế. Theo GS Đặng Hùng Võ thì “400 triệu USD không nói lên điều gì cả, vấn đề là tương lai chúng ta sẽ thế nào”. Đúng vậy, tương lai của hàng triệu người, tương lai của một vùng đất rộng lớn đang thấp thỏm lo sợ những tác động, nguy cơ tiềm ẩn của dự án mới là điều đáng quan tâm. Con số 400 triệu USD có bị mất đi để đổi lấy sự an tâm lâu dài, để giữ gìn bản sắc văn hóa của Tây Nguyên, để bảo đảm an ninh quốc phòng… tại một vị trí xung yếu - nóc nhà Đông Dương tính ra thì là quá rẻ.

Những ý kiến góp ý chân thành của một số người nặng lòng với đất nước trong thời gian qua ít nhiều đã có tác dụng nhất định. Bằng chứng là lời hứa sẽ xem xét và tổng hợp ý kiến để báo cáo lên Bộ Chính trị của người đại diện cho Chính phủ, chủ nhiệm VPCP Nguyễn Xuân Phúc. Hy vọng rằng lời hứa của ông Nguyễn Xuân Phúc cũng thật tâm và người dân đang chờ những quyết định sáng suốt từ các vị lãnh đạo cao nhất.

Để đi đến kết quả cuối cùng phù hợp với đa số ý kiến của các nhân sĩ, trí thức kể trên thực sự là một vấn đề nan giải, cần nhiều thời gian và ý thức tiếp nhận thông tin của nhiều người. Nhưng dẫu sao, những trăn trở này cũng là một dịp để thể hiện sức mạnh trí tuệ xã hội và quan trọng hơn là một phép thử của tiếng nói phản biện xã hội vốn đang lạc lõng, yếu ớt.

Ông Nguyễn Xuân Phúc. Ảnh: TL

“Chúng tôi đang tập hợp tất cả ý kiến để báo cáo Bộ Chính trị, Quốc hội. Chúng ta phải lắng nghe tất cả ý kiến của mọi tầng lớp nhân dân, nhất là nhân sĩ trí thức để thảo luận, bàn bạc, dân chủ để quyết định cuối cùng đưa ra đạt được mục tiêu hiệu quả kinh tế, xã hội và môi trường. Lo ngại của nhân sĩ trí thức là cần thiết và chúng ta phải lắng nghe, nhưng kết luận cuối cùng thì cần phải thời gian”, Chủ nhiệm văn phòng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc, đại biểu Quảng Nam, nói về việc các nhân sĩ trí thức có thư kiến nghị về dự án khai thác bô-xít ở Tây N

Không có nhận xét nào: