Chủ Nhật, 16 tháng 1, 2011

A.36 months@Grimma Program.at HUST & VUSTA (from 17/1/2011 to 27/12/2003)(3)

Đại hội lần thứ VI Liên hiệp hội Việt Nam: Đoàn kết – Trí tuệ - Phát triển
28.04.2010 21:38

Xem hình
Thường trực Ban bí thư khẳng định: Đào tạo, xây dựng đội ngũ trí thức là trách nhiệm của Đảng, Nhà nước, xã h�
Trong hai ngày 27-28/4/2010, Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI, nhiệm kỳ 2010-2015 Liên hiệp các hội khoa học và kỹ thuật Việt Nam được tổ chức trọng thể tại Hà Nội. Đại hội diễn ra trong bối cảnh Bộ Chính trị vừa ban hành Chỉ thị 42-CT/TW về tiếp tục đổi mới, nâng cao chất lượng hoạt động của Liên hiệp hội Việt Nam trong thời kỳ đẩy mạnh CNH, HĐH đất nước

Tham dự Đại hội có 541 đại biểu đại diện cho 1,8 triệu trí thức KH&CN trên cả nước. Ông Trương Tấn Sang, Uỷ viên Bộ chính trị, Thường trực Ban Bí thư; ông Hồ Đức Việt, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư TW Đảng, Trưởng Ban Tổ chức TW; ông Tô Huy Rứa, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư TW Đảng, Trưởng Ban Tuyên giáo TW; ông Lê Khả Phiêu, Nguyên Tổng Bí thư; ông Huỳnh Đảm, Ủy viên TW Đảng, Chủ tịch Ủy ban TW Mặt trận tổ quốc Việt Nam; ông Nguyễn Thiện Nhân, Ủy viên TW Đảng, Phó Thủ tướng Chính phủ; đại diện nhiều bộ, ban, ngành, đoàn thể đã tới dự Đại hội.

Đoàn chủ tịch khóa VI.

Trong nhiệm kỳ V, đã có thêm 18 hội khoa học và kỹ thuật ngành toàn quốc, 20 liên hiệp hội địa phương được thành lập và gia nhập. Như vậy, tính đến tháng 01/2010, Liên hiệp hội Việt Nam có 125 hội thành viên, gồm 55 Liên hiệp hội địa phương và 70 hội ngành toàn quốc, trong đó có 4 tổng hội với hơn 80 hội thành viên hoạt động trong phạm vi cả nước. Trong hệ thống Liên hiệp hội Việt Nam có trên 500 đơn vị KH&CN được tổ chức và hoạt động theo Nghị định 81/2002/NĐ-CP của Chính phủ. Các tổ chức thành viên thuộc Liên hiệp hội Việt Nam đã tập hợp được khoảng trên 1,8 triệu hội viên, trong đó có khoảng gần 1/3 trí thức hiện có của cả nước.

Thực hiện chức năng, nhiệm vụ của mình, Liên hiệp hội Việt Nam cùng các hội thành viên và đơn vị trực thuộc đã triển khai nhiều hoạt động tư vấn, phản biện và giám định xã hội; nghiên cứu khoa học; phổ biến kiến thức; phát triển cộng đồng, xóa đói giảm nghèo. Đặc biệt, nhiều hoạt động vụ tư vấn, phản biện của Liên hiệp hội Việt Nam được Đảng, Nhà nước đánh giá cao và dư luận xã hội đồng tình như đóng góp ý kiến cho Báo cáo chính trị trình các đại hội của Đảng; Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội, KH&CN, GD&ĐT, y tế, bảo vệ môi trường; phản biện chương trình khai thác bauxit tại Tây Nguyên; quy hoạch Thủ đô Hà Nội, quy hoạch thành phố bên bờ sông Hồng đoạn qua Hà Nội; các đề án tài chính giáo dục và y tế công của Chính phủ; các dự án xây dựng sân golf, dự án phát triển 1 triệu ha lúa lai; góp ý cho các dự thảo luật...

Tuy nhiên, mặc dù phát triển nhanh về số lượng, Liên hiệp hội Việt Nam mới chỉ tập hợp được 1/3 số lượng trí thức trong cả nước. Hệ thống tổ chức, bộ máy bộc lộ nhiều điểm bất cập, thiếu tính đồng bộ và thống nhất, thiếu tính năng động và sáng tạo, ở một số nơi có dấu hiệu hành chính hóa. Mối quan hệ phối hợp, liên kết giữa các bộ phận còn lỏng lẻo, hiệu quả chưa cao, đặc biệt trong công tác phục vụ các hội thành viên và các đơn vị trực thuộc.

Đánh giá cao những kết quả hoạt động của Liên hiệp hội Việt Nam, Thường trực Ban Bí thư Trương Tấn Sang khẳng định: ”Đào tạo, xây dựng đội ngũ trí thức đáp ứng đòi hỏi của đất nước là trách nhiệm của Đảng, Nhà nước, toàn xã hội, cả hệ thống chính trị, trong đó Liên hiệp các hội khoa học và kỹ thuật Việt Nam, một tổ chức chính trị-xã hội đại diện cho trí thức KH&CN cả nước có vai trò rất quan trọng”. Ông cho rằng, những yếu kém của Liên hiệp hội Việt Nam ngoài nguyên nhân chủ quan từ chính tổ chức này, còn do ”có lúc, có nơi một số cấp ủy đảng, chính quyền chưa nhận thức đầy đủ về vị trí, vai trò của Liên hiệp hội Việt Nam là tổ chức chính trị-xã hội đặt dưới sự lãnh đạo trực tiếp của Đảng; chưa quán triệt sâu sắc nội dung các chỉ thị của Đảng về Liên hiệp hội Việt Nam; chậm thể chế các văn bản chỉ đạo của Đảng thành cơ chế, chính sách nhằm tạo điều kiện thuận lợi để Liên hiệp hội Việt Nam hoạt động”.

Trong nhiệm kỳ 2010-2015, Thường trực Ban Bí thư đề nghị: Liên hiệp hội Việt Nam tiếp tục củng cố, kiện toàn hệ thống tổ chức từ Trung ương đến tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và các hội chuyên ngành, theo hướng nâng cao tính chuyên nghiệp, hiệu quả hoạt động. Nghiên cứu thành lập các loại hình tổ chức phù hợp theo quy định của pháp luật để thu hút trí thức KH&CN người Việt Nam ở nước ngoài, đặc biệt là trí thức có chuyên môn cao tham gia xây dựng đất nước. Liên hiệp hội Việt Nam cần chủ động đẩy mạnh các hoạt động tư vấn, phản biện và giám định xã hội, tập hợp trí tuệ của đội ngũ trí thức đóng góp ý kiến vào các dự thảo văn kiện quan trọng của Đảng và Nhà nước; tham mưu, đề xuất với Đảng, Nhà nước những vấn đề lớn trong quá trình xây dựng đường lối, chính sách phát triển đất nước v.v.

Để Liên hiệp hội Việt Nam hoàn thành tốt nhiệm vụ, ông Sang yêu cầu các cấp ủy đảng, chính quyền từ Trung ương đến các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương quán triệt và thực hiện nghiêm túc Nghị quyết Hội nghị lần thứ 7 Ban chấp hành TW Đảng (khóa X) về đội ngũ trí thức và Chỉ thị 42-CT/TW.

Trên tinh thần 6 chữ vàng ”Đoàn kết-Trí tuệ-Phát triển” do Ban Bí thư TW Đảng trao tặng, Đại hội đã bầu Hội đồng Trung ương khóa VI gồm 144 ủy viên. Trong phiên họp đầu tiên, Hội đồng Trung ương đã bầu Đoàn Chủ tịch gồm 23 thành viên do GS.VS.TSKH Đặng Vũ Minh, Uỷ viên TW Đảng, Uỷ viên Ban Thường vụ, Chủ nhiệm Uỷ ban khoa học, công nghệ và Môi trường Quốc hội, làm Chủ tịch. Ba phó chủ tịch gồm: TS Vũ Ngọc Hoàng, Ủy viên TW Đảng, Phó Trưởng ban Tuyên giáo TW; PGS.TS Hồ Uy Liêm, Quyền Chủ tịch Liên hiệp hội Việt Nam khóa V và TS Trần Việt Hùng, Phó Chủ tịch thường trực kiêm Tổng thư ký Tổng hội Cơ khí Việt Nam. TS Phạm Văn Tân tiếp tục đảm nhiệm chức Tổng thư ký Liên hiệp hội Việt Nam khóa VI. Hội đồng Trung ương mới cũng bầu Ủy ban Kiểm tra gồm 9 thành viên, do tân Phó Chủ tịch Trần Việt Hùng làm Chủ nhiệm.



(Theo vusta.vn)

Không có nhận xét nào: